Truyện Kiều thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
Câu 1. Viết một văn bản ngắn khoảng 200 từ giới thiệu về tác giả Nguyễn Du. Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ
Dựa vào những kiến thức ở sách giáo khoa, viết một đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du, giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông.
– Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du:
+ Thời đại có nhiề biến động dữ dội
+ Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều người làm quan và có truyền thống văn chương.
+ Nguyễn Du có hiểu biết sâu rộng, có vốn song phong phú.
+ Nguyễn Du là người ham học lại có năng khiếu văn học bẩm sinh và nhất là có trái tim giàu lòng yêu thương.
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở iầng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê – Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ “Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc”.
Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
Nguyễn Du chỉ làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê – Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về Quỳnh Hải, quê vợ ở Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua “mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng) “Nam hải điếu đồ” (Người câu cá ở biển Nam Hải):
“Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!”.
Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813-1814), giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán có 3 tập thơ:
– Nam trung tạp ngâm.
– Bắc hành tạp lục.
– Thanh Hiên thi tập.
Vể thơ chữ Nôm có:
– Truyện Kiều.
– Văn chiêu hồn.
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta:
” Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(“Kính gửi Cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu)”
Câu 2. Nêu tóm tắt giá trị của tác phẩm Truyện Kiều
Về giá trị nội dung
Giá trị hiện thực của tác phẩm
– Truyện Kiều chính là một bản cáo trạng chân thực nhất về một chế độ xã hội phong kiến mục nát, coi trọng đồng tiền. Luôn đầy rẫy những bất công, tàn bạo xấu xa với người “yếu”.
– Đặc biệt là người phụ nữ dù họ có nhan sắc như Thuý Kiều không thể nào làm chủ được số phận của ,mình. Họ là công cụ để kiếm tiền của những người mưu mô, tham lam và đại diện trong truyện chính là các nhân vật phản diện như: Tú Bà, Bạc Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến…
Giá trị nhân đạo của tác phẩm
Truyện Kiều như là thay lời muốn nói cho Nguyễn Du vậy. Cả câu chuyện chính là tiếng nói, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Tất cả được thể hiện qua nhân vật Thuý Kiều – người con gái vẹn sắc vẹn tài nhưng chịu bi kịch về tinh thần và thể xác: tình yêu đẹp tan vỡ, gia đình li tán, bị bán vào lầu xanh, bị đánh đập, đày đoạ…. Nhưng Nguyễn Du luôn đề cao nhân phẩm,vẻ đẹp hình thức đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
Truyền Kiều cũng chính là bài ca về tình yêu tự do, chung thuỷ. Chính những bước chân vào vườn khuya một mình của Kiều đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền, sự cách biệt nam nữ trong tình yêu. Ai cũng có thể tìm đến tình yêu của mình.
Và truyện cũng là giấc mơ về một xã hội công lý, qua hình tượng Từ Hải một anh hung đầu đợi trời chân đạp đất, luôn phấn đấu vì nghiệp lớn, thực hiện công lý, báo oán trả ân. Cái kết cuối cùng trọn vẹn, người hiền lương sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ gian xảo, tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng.
Về giá trị nghệ thuật
Tuy Truỵện Kiều dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc nhưng Nguyễn Du sáng tạo theo truyện thơ lục bát vô cùng độc đáo với cách diễn đạt mới mẻ.
Về ngôn ngữ:
Viết theo văn học dân gian, có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ, điển tích, điển cố vào trong Truyện Kiều.
Bộc lộ nội tâm nhân vật bằng cách vận dụng ngôn ngữ độc thoại
Thể hiện tính cách và hoàn cảnh nhân vật theo ngôn ngữ đối thoại
Tả người
Với các nhân vật chính diện: Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng và dùng cảnh để tả người.
Với các nhân vật phản diện: Nguyễn Du lại tả thực một cách hiện thức hoá nhất
Tả cảnh vật
Chủ yếu sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, lựa chọn các hình ảnh, phong cảnh đặc trưng cho nền văn học trung đại.
Câu 3. Theo em, sự sáng tạo ấy là gì, và được biểu hiện như thế nào? Dẫn ra một ví dụ cụ thể- có sự phân tích ngắn gọn- để khẳng định cho lời giải thích của em.
Làm nên sức hấp dẫn của Truyện Kiều chính là sự sáng tạo tài tình về cả nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Du. Đặc biệt là sự sáng tạo ở nghệ thuật tự sự – kể chuyện bằng thơ, sử dụng thơ lục bát… Cần đưa một số dẫn chứng để minh họa.
Câu 4. Truyện Kiều của Nguyễn Du có giá trị nhân đạo sâu sắc. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Truyện Kiều có giá trị nhân đạo cao cả với các nội dung cơ bản nhất:
- Xót thương, thong cảm sâu sắc với những đau khổ của con người.
- Phê phán tố cáo những thế lực gây đau khổ cho con người.
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm, đặc biệt các đoạn trích trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ nội dung trên.