Đội ngũ giáo viên của Dehoctot.edu.vn chia sẻ đến các em học sinh và quý thầy cô Series Giải bài tập – Gợi ý | Đáp án Hoá học 8 đầy đủ, chi tiết để các em dễ dàng soạn bài làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, các thầy cô có thêm tài liệu phong phú để chuẩn bị kế hoạch bài giảng:
[HOÁ HỌC 8] BÀI 37. AXIT – BAZƠ – MUỐI
Giải bài tập 1 trang 130 SGK hóa học 8
Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp: Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ………… liên kết với ………….. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng ……………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một ……………. liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
Gợi ý – hướng dẫn giải
Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hỉđro liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
Giải bài tập 2 trang 130 SGK hóa học 8
Hãy viết công thức hoá học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, =PO4, =S, -Br, -NO3.
Gợi ý – hướng dẫn giải
Công thức hoá học của các axit: HCl: axit clohiđric; H2SO3: axit sunfurơ; H2SO4: axit sunfuric; H2CO3: axit cacbonic; H3PO4: axit photphoric; H2S: axit sunfuhiđric; HBr: axit bromhiđric; HNO3: axit nitric.
Giải bài tập 3 trang 130 SGK hóa học 8
Hãy viết công thức hoá học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.
Gợi ý – hướng dẫn giải
Công thức hoá học của những oxit axit tương ứng với các axit: axit H2SO4 tương ứng với oxit axit: SO3, axit H2SO3 tương ứng với oxit axit: SO2, axit HNO3 tương ứng với oxit axit: NO2, axit H3PO4 tương ứng với oxit axit: P2O5.
Giải bài tập 4 trang 130 SGK hóa học 8
Viết công thức hoá học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.
Gợi ý – hướng dẫn giải
Công thức hoá học các bazơ tương ứng với các oxit: NaOH tương ứng Na2O ; Fe(OH)2 tương ứng FeO LiOH tương ứng Li2O ; Ba(OH)2 tương ứng BaO CU(OH)2 tương ứng CuO Al(OH)3 tương ứng Al2O3.
Giải bài tập 5 trang 130 SGK hóa học 8
Viết công thức hoá học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
Gợi ý – hướng dẫn giải
Công thức hoá học của oxit tương ứng với bazơ: CaO tương ứng với Ca(OH)2; ZnO tương ứng với Zn(OH)2; MgO tương ứng với Mg(OH)2; FeO tương ứng với Fe(OH)2
Giải bài tập 6 trang 130 SGK hóa học 8
Đọc tên của những chất có công thức hoá học ghi dưới đây: a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4; b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2; c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, Na2H2PO4
Gợi ý – hướng dẫn giải
Đọc tên các chất:
a) HBr: Axit bromhiđric, H2SO3: axit sunfurơ, H3PO4: axit photphoric, H2SO4: axit sunfuric.
b) Mg(OH)2: Magie hiđroxit, Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit, Cu(OH)2: đồng (II) hiđroxit.
c) Ba(NO3)2: Bari nitrat, Al2(SO4)3: nhôm sunfat, Na2SO3: natri sunfit, ZnS: kẽm sunfua, natri Na2HPO4: hiđrophotphat, Na2H2PO4: natri đihiđrophotphat.
Tóm tắt kiến thức Bài 37. axit – bazơ – muối:
Khái niệm và công thức cấu tạo
– Phân tử Axit gồm 1 (nhiều) nguyên tử Hiđro liên kết với gốc axit.
Công thức chung của axit: HnA
- H: là Hiđrô.
- A: là gốc axit.
– Phân tử Bazơ gồm 1 (nhiều) nguyên tử Hiđro liên kết với 1 (nhiều) nhóm OH.
Công thức chung của bazơ: M(OH)n
- M: là nguyên tử kim loại.
- A: là nhóm hiđroxit.
– Phân tử Muối gồm 1 (nhiều) nguyên tử kim loại liên kết với 1 (nhiều) gốc axit.
Công thức chung của muối: MxAy.
- M: là nguyên tử kim loại.
- A : là gốc axit.
Cách gọi tên axit – bazơ – muối
Cách gọi tên axit
Axit không có oxi:
Tên axit: Axit + tên phi kim + hiđric.
VD : HCl: Axit clohiđric; H2S: Axit sunfuhiđric.
Axit có oxi:
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : HNO3: Axit nitric; H2SO4: Axit sunfuric.
* Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit: Axit + tên phi kim + ơ.
VD : H2SO3: Axit sunfurơ.
Cách gọi tên bazơ
Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
VD: – NaOH: Natri hiđroxit; Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.
Cách gọi tên muối
Tên muối: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
VD: – Na2SO4: Natri sunfat; Na2SO3: Natri sunfit; FeCl2: Sắt (II) clorua.