Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước
Đọc – Hiểu văn bản
Câu 1 (SGK Ngữ văn 7, trang 39): Tìm hiểu về bài ca dao thứ nhất
Em đồng ý với ý kiến b và c
Câu 2 (SGK Ngữ văn 7, trang 39): Tìm hiểu bài ca dao thứ nhất
Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm để hỏi – đáp là vì muốn thử tài hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí. Cách hỏi – đáp vừa để chia sẻ dự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước. Đây cũng là một cách bày tỏ tình cảm.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Nhận xét về cách tả cảnh trong bài ca dao thứ hai
– Cụm từ “Rủ nhau” : thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm. Bài ca dao mang tính cộng đồng
– Cách tả cảnh của bài ca dao hai : Không tả cụ thể mà liệt kê sự phong phú của cảnh.
– Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên vẻ đẹp thủ đô, gợi tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
– Câu hỏi tu từ cuối bài “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? ” : nhắc nhở công lao dựng nước của ông cha, cũng nhắc nhở thế hệ sau về việc trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống đó.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Tìm hiểu bài ca dao thứ ba
– Cảnh trí xứ Huế : nên thơ, trữ tình, làm ngơ ngẩn hồn người, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.
– Cách tả cảnh : dùng phép so sánh chủ đạo, từ tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.
– Đại từ “Ai” : từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.
– Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ nghê thì vô …” : tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 7. trang 40): Tìm hiểu bài ca dao thứ tư
– Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.
– Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, trần đầy sự sống.
Câu 6 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Phân tích hình ảnh cô gái trong bài ca dao thứ tư
Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4 : “như chẽn lúa đòng đòng” – sự trẻ trung, đầy sức sống, tinh khôi thanh khiết. Cô gái là biểu tượng cho sự hòa hợp con người với thiên nhiên.
Câu 7 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Tìm hiểu bài ca dao thứ 4
– Bài ca dao thứ tư là lời của chàng trai đang ngắm cô gái trên cánh đồng, chàng trai yêu mến và cảm thấy sự hồn nhiên thanh khiết của cô gái và vẻ đẹp thiên nhiên.
– Cách hiểu khác của bài ca dao 4 : lời của cô gái đứng trước cánh đồng “bát ngát mênh mông”, cô gái cất lên tiếng nhỏ bé giữa thiên nhiên.
Luyện tập
Câu 1 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Nhận xét về thể thơ trong bốn bài ca dao
Thể thơ trong bốn bài ca dao: thể lục bát và lục bát biến thể.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 7, trang 40): Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì
Tình cảm chung trong bốn bài : tình yêu quê hương đất nước, con người.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn 7. Series 5 phút soạn bài Ngữ văn 7 được biên soạn dựa theo Để học tốt Ngữ văn lớp 7 tập 1, tập 2, bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản nhất.