Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 – 2020 là môn Lịch sử dưới hình thức trắc nghiệm. Môn thi thứ tư là trắc nghiệm lịch sử khiến học sinh và phụ huynh lo lắng? dehoctot.edu.vn giúp bạn khoanh vùng kiến thức và hướng dẫn phương pháp học – ôn hiệu quả
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10- Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 3: Quá trình phát triển của Phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 4: Các nước Châu Á
Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 nhằm lật đổ Tống thống Gooc-ba-chop bị thất bại đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô viết bị giải tán, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.
Câu 1. Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới vào giữa những năm 70 của thế kỷ XX mở đầu bằng
- Sự khủng hoảng, trì trệ của Liên Xô
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973
- Cuộc khủng hoảng thừa trong thế giới tư bản
- Sự mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng “trì trệ” kéo dài ở Liên Xô cuối những năm 70 của thế kỷ XX
- Sản xuất công- nông nghiệp trì trệ
- Tình trạng thiếu lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng trở nên phổ biến
- Mức sống của người dân ngày càng giảm sút
- Đời sống nhân dân bước đầu được đảm bảo
Câu 3. Vì sao năm 1985, Goóc- ba-chốp đề ra đường lối cải tổ đất nước
- Vì Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện
- Nhằm đưa Liên Xô phát triển ngang bằng với Tây Âu và Mĩ
- Để áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật đang phát triển của thế giới
- Tăng cường tiềm lực để giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Câu 4. Đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973, Liên Xô đã
- Tiến hành cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội cho phù hợp
- Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới
- Chậm đề ra đường lối cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội
- Cải cách nhưng chưa triệt để
Câu 5. Nội dung nào không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 lật đổ Tổng thống Goóc- ba- chốp
- Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
- Nhà nước Liên bang Xô viết hầu như tê liệt
- Các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang Xô viết
- Liên bang Nga được thành lập.
Câu 6. Sự tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã gây ra hậu quả gì?
- Chấm dứt những ước vọng tốt đẹp xây dựng xã hội tốt đẹp của loài người tiến bộ
- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
- Đánh dấu sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
- Là sự “cáo chung” của chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới
Câu 7. Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Ban lãnh đạo Liên Xô đã
- Tiếp tục chính sách quan liêu bao cấp về kinh tế
- Không tiến hành các cải cách về kinh tế, xã hội, không khắc phục những khuyết điểm
- Bắt tay với Mĩ và các nước phương Tây để nhận viện trợ
- Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế
Câu 8. Nội dung nào không phải là biểu hiện của kinh tế Liên Xô khủng hoảng toàn diện?
- Công- nông nghiệp trì trệ, lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu ngày càng khan hiếm
- Mức sống của người dân giảm sút
- Nhà nước hỗ trợ đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dân
- Vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu ngày càng trầm trọng
Câu 9. Khi lên cầm quyền, Goóc-ba-chốp đã đề ra đường lối gì để đối phó với khủng hoảng toàn diện?
- Nhờ vào sự giúp đỡ của Mĩ
- Đường lối cải tổ
- Hợp tác với các nước phương Tây
- Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Câu 10. Nội dung nào không phải là biểu hiện khủng hoảng và rối loạn của công cuộc cải tổ ở Liên Xô
- Đất nước thoát ra khủng hoảng, vươn lên phát triển
- Nhiều cuộc bãi công diễn ra
- Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai
- Các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng nhân dân
Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô Viết sụp đổ?
- Nhà nước liên bang tê liệt
- Các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi liên bang
- Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập
- Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ liên bang Xô viết trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống
Câu 12. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành
- Trật tự thế giới “một cực” hình thành
- Hình thành trật tự thế giới “đa cực”
- Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa
Câu 13. Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì?
- Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế
- Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản
- Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch
- Đảm bảo thực hiện dân chủ và công bằng xã hội
Câu 14. Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà lãnh đạo của Liên Xô đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng gì?
- Không chú ý văn hoá, giáo dục, y tế
- Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh
- Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế
- Chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu 15. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
- Mĩ vươn lên xác lập trật tự thế giới “một cực”
- Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu
- Dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
- Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kỳ thoái trào, trật tự hai cực Ianta tan rã
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
- Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp
- Cải tổ là một tất yếu nhưng khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt
- Cải tổ đất nước là sai lầm lớn vì thế không cần thiết phải cải tổ
- Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu xót không thể cải tổ
Câu 17. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà công cuộc cải tổ ở Liên Xô gây ra là gì?
- Nhiều cuộc bãi công bùng nổ khắp đất nước
- Mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, nhiều nước cộng hoà đòi li khai
- Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng
- Đất nươc ngày càng lún sâu và khủng hoảng, rối loạn dẫn đến sụp đổ
Câu 18. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là
- Sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ nhân dân
- Sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ tư sản
- Sự sụp đổ của hình thái kinh tế- xã hội chủ nghĩa
- Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp
Câu 19. Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì?
- Ngăn chặn diễn biến hoà bình
- Bắt kịp sự phát triển của khoa học-kĩ thuật
- Không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo
- Không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị
Câu 20. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để phát triển kinh tế hiện nay là
- Xây dưng nền kinh tế thị trường
- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá có nhiều thành phần
- Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp