Dehoctot.Edu.vn

Kênh giải đề thi, đề cương, tài liệu học tập, luyện thi tổng hợp

  • Download
  • Học tốt
    • Ngữ Văn
      • Ngữ văn lớp 12
      • Ngữ văn lớp 11
      • Ngữ văn lớp 10
      • Ngữ văn lớp 9
      • Ngữ văn lớp 8
      • Ngữ văn lớp 7
      • Ngữ văn lớp 6
    • Toán
      • Toán lớp 12
      • Toán lớp 11
      • Toán lớp 10
      • Toán lớp 9
      • Toán lớp 8
      • Toán lớp 7
      • Toán lớp 6
    • Tiếng Anh
      • Tiếng Anh lớp 12
      • Tiếng Anh lớp 11
      • Tiếng Anh lớp 10
      • Tiếng Anh lớp 9
      • Tiếng Anh lớp 8
      • Tiếng Anh lớp 7
      • Tiếng Anh lớp 6
    • Vật lý
      • Vật lý lớp 12
      • Vật lý lớp 11
      • Vật lý lớp 10
      • Vật lý lớp 9
      • Vật lý lớp 8
      • Vật lý lớp 7
      • Vật lý lớp 6
    • Hoá học
      • Hoá học lớp 12
      • Hoá học lớp 11
      • Hoá học lớp 10
      • Hoá học lớp 9
      • Hoá học lớp 8
    • Sinh học
      • Sinh học lớp 12
      • Sinh học lớp 11
      • Sinh học lớp 10
      • Sinh học lớp 9
      • Sinh học lớp 8
      • Sinh học lớp 7
      • Sinh học lớp 6
    • Lịch sử
      • Lịch sử lớp 12
      • Lịch sử lớp 11
      • Lịch sử lớp 10
      • Lịch sử lớp 9
      • Lịch sử lớp 8
      • Lịch sử lớp 7
      • Lịch sử lớp 6
    • Địa lý
      • Địa lý lớp 12
      • Địa lý lớp 11
      • Địa lý lớp 10
      • Địa lý lớp 9
      • Địa lý lớp 8
      • Địa lý lớp 7
      • Địa lý lớp 6
    • Năng khiếu
  • Luyện thi
    • Luyện thi THPT Quốc gia
      • Ngữ văn
      • Toán
      • Tiếng Anh
      • Vật lý
      • Hoá học
      • Sinh học
      • Lịch sử
      • Địa lý
    • Luyện thi vào lớp 10
      • Ngữ văn
      • Toán
      • Tiếng Anh
      • Lịch sử
      • Địa lý
      • Giáo dục công dân
      • Vật lý
      • Hoá học
      • Sinh học
    • Đại học – Cao đẳng
      • Môn chung
      • Môn chuyên ngành
  • Giáo dục Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Kỹ năng
    • Tư duy tích cực
    • Kỹ năng giao tiếp
    • Sống đẹp
    • Phát triển công việc
    • Quản lý – Lãnh đạo
    • Tài chính – Đầu tư
  • Cẩm nang
    • Cẩm nang Thi THPT Quốc gia
    • Cẩm nang Thi vào lớp 10
    • Cẩm nang Ngữ văn
    • Cẩm nang Toán học
    • Cẩm nang Tiếng Anh
    • Cẩm nang Vật lý
    • Cẩm nang Hoá học
    • Cẩm nang Sinh học
    • Cẩm nang Lịch sử
    • Cẩm nang Địa lý
  • Học đường
    • Tuyển sinh
    • Sức khoẻ học đường
    • Giải trí
    • Chọn trường
    • Du học
  • Hỏi đáp
Để học tốt / Truyện ngắn / Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam

Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam

Ngó lên sở thượng

Trong sách Trang Tử Nam Hoa kinh, có truyện Tiêu Dao Du, tạm dịch là Đi Tiêu Dao. Thoạt nghe qua, danh từ ấy đượm vẻ huyền bí, siêu hình. Nhưng suy đi gẫm lại, Tiêu Dao là thánh hiền ngày xưa cũng đồng nghĩa với “đi bát phố”, “đi phất phơ”, “thả tà tà” hoặc lêu têu kháng chiến, “cà nhổng chống xâm lăng”. Mỗi thời thế, con người đi tiêu dao tùy khả năng tài chánh và phạm vi cương tỏa của mình.

Vào năm 1948, thời kháng Pháp, tôi được dịp đi tiêu dao nhiều phen. Con người tôi bẩm sinh yếu ớt, luôn luôn có bịnh trong lục phủ ngũ tạng, hễ đến bác sĩ hoặc y tá là luôn luôn được chứng nhận… sắp ho lao đến nơi. Thật ra, tôi là người “mình dây”, ốm nhưng dẻo dai lắm, đi bộ lai rai suốt ngày cũng không thấy mệt; thuốc lá, cà phê, trà tàu là món “xăng nhớt” cần thiết hơn là cơm canh.

Loading...

Tôi đến quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thì nghe tin mừng: Thằng Đinh, bạn đồng học ở Cần Thơ hồi thời “tiền khởi nghĩa” bây giờ sống trong cảnh sung túc, cưới vợ giàu tại làng Long Phú.

“Dịp may hiếm có, bỏ qua rất uổng. Tại sao ta chẳng đến nhà bạn, trước là thăm viếng, sau là ăn chơi vài ngày”.

Tôi dò đường đến nhà thằng Đinh, cách đồn giặc Pháp chừng ba cây số. Vừa thấy dạng nó từ xa là tôi nhận ngay: nước da đen ngòm, lỗ mũi cao và cái lưng tôm. Hồi học tại trường Phan Thanh Giản (Cần Thơ) thằng Đinh nổi danh hào hoa phong nhã, ăn xài như nước và đánh lộn rất giỏi. Nó đang lui cui… cưa cây, một khúc cây gòn quá to.

Vừa gặp tôi, thằng Đinh hò reo.

– Hay quá ta! Thời buổi này, gặp nhau là điều sung sướng. Làm chức gì rồi?

Tôi đáp:

– Ở không, chơi lai rai. Còn mày?

– Cũng vậy thôi. Miễn là không theo Tây. Vô nhà chờ!

Nhà giống như căn chòi, cất tạm nhưng bày biện khéo léo. Thằng Đinh cho biết:

– Mới dời về đây chừng hai tháng. Bề ngoài coi vậy chớ… nội dung còn bảnh lắm.

Vừa lúc ấy, một thiếu nữ xinh đẹp, mang thai bước ra chắp tay chào. Thằng Đinh giới thiệu cô vợ cưới hồi năm ngoái. Cô ta có vẻ “con nhà giàu”, đi đứng khoan thai, tay chân trắng nõn. Bỗng dưng thằng Đinh chạy ra sân, vác vô một khúc cây gòn, dựng đứng trên mặt đất:

– Tốt không? Đây là ghế ngồi, xinh đẹp vô cùng. Mình để như vầy thì cái da cây gòn xanh tươi mãi. Giống như cẩm đôn của nhà vua, phủ gấm xanh.

Tôi phục thầm sự tính toán ấy. Cây gòn thuộc vào loại dễ trồng, chặt nhánh cắm xuống là mọc nhanh. Gốc cây gòn này đặt trên nền sẽ lấy hơi thổ mà sống lai rai, tuy không châm rễ ra lá nhưng tế bào của nó lâu chết. Không sợ ai trộm cắp. Không sợ Tây đốt phá.

Chúng tôi ngồi trên hai khúc cây gòn mát rượi, uống trà “chẻo xụi”. Vợ thằng Đinh lui cui nấu cơm, bắc nước làm thịt gà. Và trong khi chờ đợi, chúng tôi uống lai rai rượu chát trắng, ăn vài con khô lóc. Đúng là kiểu “văn minh nhàn rỗi”. Rượu mua ngoài vùng tạm chiếm. Đêm ấy chúng tôi nằm gần nhau, kể chuyện hàn huyên từ thuở rời mái trường. Đại khái đứa nào cũng khoe khoang mấy lần chết hụt vì bom đạn và tự phong cho mình hai chữ trường thọ, phước đức. Mãi đến khuya, chờ khi vợ thằng Đinh ngủ say, ngáy khò khò trong buồng, tôi mới hỏi:

– Tại sao mày phiêu bạt tới xứ này? Hồi xưa, tao nhớ rõ ba mày làm đại điền chủ ở Bạc Liêu.

– Sự tích còn dài dòng lắm. Năm 1946, tao theo Thanh niên Tiền phong rồi mang bịnh tại xóm này, nhờ bà con của vợ tao bây giờ đó nuôi nấng. Họ cảm mến tao, vì tao hiền như cục bột, ăn rồi ngủ, họ ngạc nhiên vì tao là đứa nhu mì thế gian ít có.

– Mầy mà nhu mì? Ăn gởi nằm nhờ ở nhà người ta mà phách lối thì chết đói luôn. Mầy đóng kịch nhu mì tạm thời phải vậy không? Mầy sợ chết, sợ người ta điềm chỉ cho Tây bắt.

– Lẽ dĩ nhiên. Nhưng còn lý do khác.

– Sau khi nhờ bà con săn sóc, sức khỏe bình phục, tao nghĩ cách đền ơn. Nhưng đường xá xa xôi, giấy tờ không có, tao không dám đi. Tao nhờ người bà con bên vợ mang bức thư tới Bạc Liêu. Người bà con đó trở về, hoảng hồn vì cha mẹ tao giàu quá mức.

Thằng Đinh liếc buồng ngủ của vợ rồi nói khẽ:

– Giàu bằng mười ông già vợ tao bây giờ. Đúng lý ra, còn giàu hơn nữa.

Giọng nói thằng Đinh im bặt. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nó không khoe khoang. Hồi đi học, tôi đã nghe một học sinh ở Bạc Liêu cho biết: cha của thằng Đinh nổi danh ăn chơi hào hoa phong nhã, nuôi một con cọp bên nhà để cho ai nấy xem chơi. Cọp này suýt sút chuồng mấy lần… khiến đám tá điền báo động, đánh trống đánh mõ.

Tôi hỏi:

– Ông già mầy cho bao nhiêu?

– Ông đồng ý cho tao cưới vợ nhưng tiền bạc thì ổng xiết hầu bao. Trong gia đình ai nấy phiền hà xem tao như đứa con bất hiếu nên chia dứt khoát một phần gia tài cho tao hưởng. Đó là bầy trâu ở Vĩnh Thạch. Tao lập tức tới liền, bán đổ bán tháo tất cả 250 con trâu. Mấy người tá điền hoan nghênh quá xá vì tao bán hạ giá. Ai mua ba con trâu thì được tặng thêm con trâu thứ tư. Rồi họ đãi tiệc, ca ngợi tao là “cậu út” biết giác ngộ. Tao ẵm gần 20 ngàn đồng về Long Phú cưới vợ linh đình. Tiền đó tao đưa cho vợ tao cất giữ, gọi là làm vốn. Bấy giờ bà con bên vợ thấy tao là đứa đàng hoàng nên cho tao ăn lời…

Gà gáy điểm canh ba. Thằng Đinh lồm cồm ngồi nhúm lửa nấu chè đậu xanh. Tôi ngăn cản:

– Ăn nhiều bịnh chết. Tụi mình còn lâu ngày, cứ ăn lai rai.

Thằng Đinh cười lại:

– Bậy nè! Thời giặc giã mình nên hưởng thụ trong phạm vi có thể. Sau khi làm xong phận sự thì tráng sĩ được quyền ăn uống no say!

– Thôi đi mầy ơi! Mầy làm phận sự gì?

– Bộ mầy tưởng tao làm chức nhỏ hả? Tao vừa lãnh chức trong ban giáo dục, chống nạn mù chữ hai ba làng.

Tôi lắc đầu:

– Dóc hoài! Giao một làng cho mầy, mầy làm không xong. Có lẽ nhờ mầy mà dân chúng thêm người dốt. Thí dụ như thằng con nhà mầy sắp sanh ra…

– Bậy nè! Thời thế tạo anh hùng. Giáp ranh với làng này, còn hai làng đặc biệt lắm, toàn là người Miên, làng Tài Văn, làng Liêu Tú… Tao coi sóc hai làng đó nhưng chưa biết làm sao, còn chờ kế hoạch…

Tài Văn, Liêu Tú hai địa danh nghe lạ tai quá. Tôi nằm mơ màng thử hình dung khung cảnh. Chắc là có tre xanh, cây thốt nốt, có chùa.

– Ở đó vui không?

Thằng Đinh trả lời:

– Tao chưa đi tới. Gần bót Tây, đi lang bang là nạp mạng. Ruộng trống trơn hễ mình chạy thì ngoài đồn Ngạn Rô, Tây bắn liền. Nghe nói đồn Ngạn Rô có “thằng xếp” bắn đại tài. Nó có cây súng lạ lùng, gắn ống dòm. Hễ cái bóng của mình lọt vô ống dòm là nó bóp cò, bá phát bá trúng.

Nồi chè sôi ùng ục. Thằng Đinh quạt lửa. Bỗng nhiên một tràng súng liên thanh nổ giòn gần lắm. Tiếp theo là tiếng “mọt chê”, tiếng súng “mút” rời rạc. Thằng Đinh vẫn ung dung mở tủ.

– Đường cát trắng. Nấu chè ngon một phen.

Tôi bắt đầu lo ngại:

– Súng gần quá. Tụi nó vô bất tử thì làm sao? Có ai canh phòng, đánh mõ đánh trống, thổi tù và không?

– Cần gì! Xóm này chẳng còn ai là nhân vật quan trọng trừ ra tao với mầy. Bây giờ thì ăn. Và tiếng súng hồi nãy nhắc nhở bọn mình nên ăn gấp.

Tôi cầm đũa nhắc nhở:

– Kêu vợ mầy ăn cho vui.

– Thôi. Gần sanh đẻ, nó mệt. Hơi đâu mà lo.

Nồi chè khá to, mỗi đứa ăn ba chén mà chưa cạn. Thằng Đinh vét nồi, múc cho tôi:

– Con người tử sanh hữu mạng. Trước sau gì cũng chết. Kẻ giàu sang, quyền cao tước trọng cũng như bọn mình thôi…

– Cái triết lý của mầy nghe nhàm quá rồi. Thằng Đinh cau mày:

– Tao muốn tuyên bố rằng: Tử thần viếng ta bằng một trăm nẻo đường. Nếu cẩn thận thì ta chỉ đề phòng được chín mươi chín nẻo. Luôn luôn tử thần có sẵn một nẻo trống trải để viếng thăm bất ngờ bất cứ ai.

Tây vô! Tây vô!

Vài người chạy ngang nhà thằng Đinh đánh thức nó. Tôi ngơ ngác đứng trước sân, vừa sợ sệt, vừa xấu hổ. Rủi mà bị Tây bắt sống phen này thì… nhơ danh trong sử sách! Nụ cười vẫn nở trên môi thằng Đinh. Nó chạy lại đầu xóm rồi trở về, hơ hải.

– Nguy rồi! Một cha nội ở trong này trốn ra ngoài đồn chỉ đường chỉ nẻo cho thằng Tây Ca Rê.

– Ca Rê là ai?

– Là xếp đồn Long Phú. Tụi mình nên lánh mặt, bằng không thì bị nhìn mặt.

– Mình chạy theo anh em ở đằng “cơ quan” chớ?

Sau vài phút suy nghĩ thằng Đinh nói khẽ:

– Mấy ổng là nhơn vật quan trọng mình chạy theo thì chết chùm. Chi bằng mình giả dạng thường dân, chạy cà nhỏng ra sau ruộng, chắc ăn hơn. Chẳng lẽ tụi nó kéo đại đội hùng binh ra ruộng để bắt hai đứa tay không, ốm nhom ốm nhách như tụi mình?

Rồi nó nắm tay tôi, thúc hối:

– Đi là vừa. Tụi nó gần tới rồi đó. Tụi nó bơi xuồng, chừng 20 chiếc.

– Còn vợ mầy?

– Vợ tao là dân của… đồn Tây, có lãnh giấy “lách xê”, dán hình đàng hoàng. Thời buổi giặc giã, đàn bà con nít với người già là… sướng nhất. Hơn nữa, vợ tao có chửa, bên vợ tao thiếu gì người làm việc ở tại dinh quận Long Phú của tụi nó.

Súng nổ thưa thớt. Ngoài ruộng, mấy người nông phu ung dung đánh trâu về phía “hậu cứ”, càng xa mé sông càng tốt. Họ ngoắt, mời chúng tôi hút thuốc. Nhưng sau khi nói vài câu khôi hài thằng Đinh tạm biệt họ:

– Đừng tập trung, dụm năm dụm bảy. Tụi nó thêm nghi ngờ. Nhứt là con trâu này. Tụi nó ngứa tay, bắn con trâu rồi lạc đạn làm hư giò hư cẳng bọn ta.

Chúng tôi bắt đầu chạy trên bờ ven nhỏ. Đến gốc cây tràm, thằng Đinh dừng lại, trèo lên rồi nói:

– Quá xá rồi! Nó đổ bộ kéo ra ruộng…

– Thiệt vậy sao?

– Chạy nữa! Mau lên. Cứ theo tao!

Tôi chẳng hiểu tại sao thằng Đinh lại đâm đầu về hướng đồn Ngạn Rô. Cách đồn ấy không xa, dường như còn đồn Bàu Biển. Ghê quá. Từng hàng tre xanh tươi giăng ngang trước mặt, như bức tường thành. Bên kia hàng tre là đồng trống hoang, giáp đến mé sông Hậu Giang, vùng kiểm soát của giặc Pháp.

Người ở xứ xa mới tới như tôi làm sao dám cãi về chiến thuật quân sự với thằng Đinh, ông thổ công ở vùng Long Phú? Lát sau thằng Đinh dừng lại, ngồi xuống bên bụi dứa gai, bên bờ con rạch nhỏ đầy ô rô, cóc kèn. Tôi hỏi:

– Chờ cơ hội “chém vè” hả?

Nó đáp:

– “Chém vè” làm gì, dơ quần dơ áo. Đứng đây chờ thời, được rồi. Mầy biết tại sao có danh từ đó không?

– Thì mình giả như con cua đinh, con cần đước…

– Chưa đúng. Con cua đinh với con cần đước khác nhau. Cua đinh có cái vè mềm, giống như xương sụn, ở xung quanh có mai. Nó vùi xuống bùn thật nhanh, nhờ cái vè chém bùn đó.

– Hiểu rồi. Nhưng tại sao mình không vô xóm nhà sau hàng tre đàng kia kiếm nước uống chơi. Xóm nào vậy?

– Đó là làng Liêu Tú, đằng kia là làng Tài Văn mà tao nói hồi tối đó. Tao lãnh trách nhiệm giáo dục trẻ em, người lớn. Ngặt tao chưa làm quen với bà con. Mình vô xóm đột ngột, họ nghi ngờ. Mầy biết tiếng Miên không?

– Làm sao tao biết! Thôi thì đành ở ngoài này.

Chúng tôi hút thuốc liên miên, nhìn vòng quanh. Đồn Bàu Biển. Ngạn Rô đến đồn Long Phú, rặng tre xanh và con rạch Long Phú, nhà thằng Đinh. Dường như chúng tôi bị bao vây vòng tròn. Nắng chang chang. Súng vẫn nổ. Thằng Đinh dọn một chỗ cao ráo, dưới gốc bụi dứa gai, ngắt bỏ mấy cái lá lòng thòng rồi bảo:

– Nằm xuống cho khỏe lưng. Tao canh chừng tụi nó. Sướng quá, lần đầu tiên tới thăm, mầy gặp một kỷ niệm vui vui… Tao chạy như vầy chừng vài chục bận rồi. Lần này, mình chạy… có lý. Đôi khi tao chạy “xịt” vì chẳng có Tây tà nào vô xóm. À! Ở đầu xóm, thằng cha Tư Đông nhè đặt tên con là thằng Tây cho đúng điệu Đông Tây Nam Bắc. Bữa đó, thằng chả kêu réo đứa con: “Tây ơi! Tây!” Cả xóm ngỡ là Tây vô, chạy ẩu… Rồi cả xóm bắt buộc thằng chả sửa tên con là thằng Hai…

– Ngộ quá. Chuyện khôi hài đó đáng ghi sổ tay…

Nói xong, tôi ngáp dài ngủ thiu thiu để dưỡng sức. Đêm rồi, thức đến quá canh ba. Mấy ngày trước lại phí sức lực hơi nhiều, cuốc bộ non trăm cây số, dầm mưa, đường sình lầy, nhảy qua mương…

Đến xế chiều tôi giựt mình thức giấc. Thằng Đinh đứng thẳng người, quát to:

– Nó đốt nhà. Ngay cái nhà của vợ tao! Thây kệ.

Tôi dụi mắt, hỏi nhanh:

– Tụi nó gan quá vậy? Chừng này mà chưa về đồn, lo ăn uống.

– Múa gậy vườn hoang mà. Có người điềm chỉ, cho tụi nó biết rõ xóm này ai hiền, ai dữ, ai theo kháng chiến… và tất cả đều đánh giặc với hai bàn tay không.

– Vậy tụi mình về xóm, về gần đó cho biết. Xế rồi. Đêm nay tụi nó ngủ tại đâu? Nếu muốn trú quân thì tụi nó ngu dại gì đốt cái nhà ngói ông già vợ mày?

– Trời ơi!

Tiếng kêu la phẫn nộ gọn lỏn ấy vừa phát ra khỏi cổ họng thằng Đinh là tắt nghẹn, dường như thằng Đinh còn muốn nói nhiều hơn. Nó chỉ ngón tay:

– Cháy nhà của vợ tao rồi. Vợ tao có chửa, không biết nó chạy kịp không? Bữa nay, Tây làm lộng quá. Chắc thằng đó điềm chỉ tao là trưởng ban giáo dục hai ba làng. Tao về. Về gần nhà… Hay là vợ tao thất lạc, gặp tai nạn. Mọi khi vợ tao ngồi lì tại nhà rồi trình giấy “lách xê” khi tụi nó hỏi tới. Mầy ở đây, tùy cơ ứng biến. Nhớ đi về phía nhà tao. Tối mai tao chờ.

Nếu rủ thằng Đinh ở lại thì tôi là đứa quá hèn hạ. Trời chuyển mưa. Giữa đồng không mông quạnh, còn một mình tôi. Phía rạch Long Phú, lửa cháy đen mịt, hết nhà này nối qua nhà kia. Cả xóm bị đốt rồi. Súng vẫn nổ và ngọn lửa cháy ngùn ngụt như đầu máy xe lửa chạy trên con đường sắt vô tận.

Mưa đổ hột. Tôi thấy ớn lạnh, ho vài tiếng. Hễ đói bụng thì chịu lạnh không kham. Tôi rút hai tay lên ngực. Lại mưa to. Túng thế, tôi chạy vào hàng tre xanh trước mặt, địa phận làng Liêu Tú.

Đại khái, làng này gồm chừng bốn năm giồng cát, rời rạc, như một quần đảo. Trên mỗi giồng tập trung chừng hai mươi nhà. Mỗi nhà đều có tre bao quanh, những bụi tre um tùm thiếu săn sóc. Tôi đánh bạo vào xóm. Đất khá cao ráo, trơn trợt vì mưa. Toàn là người Khơ-me. Từ nhà này qua nhà kia là đường, quanh co. Tôi dừng bước trước gian nhà ở đầu giồng. Một ông lão đang cầm búa, đập cành cạch vào cái miệng lon, lon đựng thức ăn, đồ hộp của nhà binh Pháp. “Chắc là ông ta làm quen với nhà binh Pháp nên xin mớ lon ấy về sửa lại làm ống dắt đũa, làm lư cắm nhang”. Tôi qua nhà khác, dăm ba đứa bé ngồi dưới đất, bốc cơm ăn. Thức ăn là một chén me, trái me tươi đâm nát trộn với muối ớt. Nhà kế bên rộn rịp hơn. Vài người uống rượu, đánh bài. Dường như chẳng ai quan tâm đến tôi. Họ xem tôi như là chú lái heo, một người vớ vẩn, một bóng ma.

Làm sao bây giờ? Nếu trở ra khỏi giồng liệu tôi còn nhớ phương hướng để trở về xóm nhà thằng Đinh? Đường xa, tối om. Bụng lại đói. Tôi đánh liều bước tới. Đột nhiên từ trong căn chòi, vang ra mấy tiếng lảnh lót:

– Ngó lên Sở Thượng thêm buồn.

Muốn chăm cội rễ, ngặt đường xa xôi.

Tôi dừng lại. Tại sao trong xóm Miên này lại có thể vang ra câu hát đó, câu hát của đồng bằng sông Cửu Long. Câu hát gợi tình, sang trọng thuộc vào loại chọn lọc, tuy bình dân nhưng ít ai biết. Thật vậy, Sở Thượng là con sông nhỏ, từ bờ Cửu Long chảy vô Đồng Tháp Mười, gần biên giới Việt-Miên. Sở là cá, những “lô” đồng ruộng mà từ hồi đời vua Tự Đức nhà cầm quyền cho đấu thầu khai thác nguồn lợi cá tôm. Mấy người lái rủ nhau lên Sở mà mua cá về, bán tận Sài Gòn.

Từ trong gian nhà, câu hát được lặp lại:

– Sở Thượng thêm buồn, ý a… thêm buồn…

Tôi cúi đầu, cố nhìn bên trong. Chiếc võng đưa kẽo cà kẽo kẹt. Một thiếu phụ vụt rời võng, đốt đèn. Tôi mạnh dạn bước vào.

– Thưa cô…

Thiếu phụ cúi đầu; hai bàn tay thô kệch xoa vào nhau:

– Chú đi đâu…

– Dạ tôi lỡ đường.

Thiếu phụ cười tủm tỉm, đôi mắt đen lánh:

– Ở dưới rạch Long Phú hả? Gan dữ đa! Dám đi tới đây hả?

Tôi quay mặt, sắp sửa co chân chạy trốn. Nhưng thiếu phụ nói:

– Đừng sợ. Xóm này ai nấy làm ăn vui vẻ. Đói bụng không?

Tôi gật đầu. Thiếu phụ vo gạo, nấu cơm. Tôi yêu cầu:

– Cô khép cửa lại giùm. Từ đây ra đồn…

– Hai ngàn thước. Gần mà. Nhưng lính Tây vô đây làm gì. Xóm này ai lo phận nấy. Tại sao chú dám vô nhà tôi?

Tôi đáp:

– Dạ tôi nghe câu hát. Tại sao cô biết câu hát đó?

– Chú nằm chiêm bao hả? Tôi là người “An Nam” ở Châu Đốc. Xóm này có “một mình ên” là người An Nam. Tôi lấy chồng người Khơ-me tại đây hơn bốn năm rồi. Chồng tôi ra chợ Sóc Trăng bán lúa, hai ngày nữa mới về. Lát nữa chú ngủ trên bộ ván. Tôi ngủ trong buồng, không sợ ai hết.

Súng nổ từng loạt ngoài đồn. Tôi giựt mình. Thiếu phụ cười:

– Tin tôi không?

– Dạ tin chớ. Bằng không thì tôi chạy lủi đầu vô tre gai rồi.

– Nằm xuống. Thôi, đừng nói chuyện nữa, người ta nghe.

Nói xong, thiếu phụ đóng cửa lại. Nồi cơm sôi lên, xông hơi. Lát sau tôi ăn cơm. Nhưng suốt đêm ngủ chẳng được. Buồn buồn vô cớ. Để rồi lúc hừng đông, tôi dụi mắt bước ra, trở về nhà thằng Đinh, theo hướng mà thiếu phụ chỉ.

Từ đó tôi yêu kính ca dao. Ngoài giá trị văn chương, địa lý, phong tục… nó còn là lá bùa cứu khổ cứu nạn thời kháng chiến. Vài người đã sáng tác ca dao kim thời cải cách. Trong trường hợp này, nếu thiếu phụ hát loại ca dao cải cách thì chưa ắt tôi dám vào nhà, xin tá túc. Vì biết đâu đó là cạm bẫy của bọn gián điệp.

Ca dao sống trong không khí riêng, khó tả. Dầu trí óc ta quên, nhưng nó còn đó. Như trăng sao tạm thời lu mờ chỉ vì mây mưa che phía dưới thấp.

https://dehoctot.edu.vn/wp-content/uploads/2019/12/Bien-co.mp3

Tải về

Loading...

Bài viết cùng nội dung

  • Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư
  • Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp
  • Truyện ngắn: Bác vật xà bông – Trích tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam
  • Truyện ngắn: Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Nhà văn Sơn Nam
  • Truyện ngắn: Cấm bắt rùa – Nhà văn Sơn Nam

Chuyên mục: Truyện ngắn

Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Các bình luận quảng cáo/spam sẽ bị xóa, Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu.

Gửi ý kiến của bạn Hủy

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Loading…

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Phân tích 6 câu đầu bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Phân tích 6 câu đầu bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam

Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu

Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư

Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp

Truyện ngắn: Bác vật xà bông – Trích tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam

Truyện ngắn: Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Nhà văn Sơn Nam

Series học tốt mới nhất

  • Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo
  • Phân tích 6 câu đầu bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo
  • Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca – Thanh Thảo
  • Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam
  • Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư
  • Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp
  • Truyện ngắn: Bác vật xà bông – Trích tập Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam
  • Truyện ngắn: Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Nhà văn Sơn Nam

Cộng đồng quan tâm nhất

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “ Nhàn” là ... Xem thêm

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ Thanh Hải gửi gắm tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến. Đề ... Xem thêm

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận Hướng dẫn chi tiết Mở bài Nhắc đến nhà thơ Huy Cận không thể không nhận ra rằng: trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ông ... Xem thêm

Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc, là một trong những nữ sĩ tài danh nửa cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX; nhưng cuộc đời truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh. Đề bài: Phân ... Xem thêm

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Ở nơi đất ... Xem thêm

Bài viết mới nhất

Truyện ngắn: Cấm bắt rùa – Nhà văn Sơn Nam

Từ Thủ Dầu Một, rừng miền Đông đến trấn nhậm tại đồn kiểm lâm ở rạch Thứ Sáu, hai năm rồi nhưng thầy đội Bình vẫn chưa hiểu rõ khu rừng tràm dưới quyền kiểm soát của mình bắt đầu từ đâu và chấm dứt ở ... Xem thêm

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Người lái đò sông đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác, luôn quan sát, khám phá, diễn tả thế giới ở phương ... Xem thêm

Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học [Phần 2]

BÀI THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1  Câu 1: Phân tích những điểm cần lưu ý khi dạy học Tiếng việt ở tiểu học. Câu 2: Chỉ ra các lỗi sử dụng tiếng việt ở tiểu học mà học ... Xem thêm

  • Tổng ôn kiến thức tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Truyện ngắn Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Cũ – Sơn Nam
  • Truyện ngắn: Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Truyện ngắn: Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư
  • Truyện ngắn Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp

Bài viết hot nhất

Loading…



Copyright © 2018 Để học tốt | Kênh giải đề thi, đề cương, tài liệu học tập, luyện thi tổng hợp
Giới thiệu | Quy định pháp lý | Bảo mật | Bản quyền | Liên hệ | Tuyển dụng
615 S. Hope Street, Los Angeles, CA 90007, United States