Sử dụng bài tập khi ra bài tập về nhà
Sau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK, các bài tập đó đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của HS tuy vậy số lượng vẫn chưa nhiều. Để HS có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức của bản thân GV có thể giao thêm bài tập cho HS về nhà tự làm. Bài tập về nhà cho HS đảm bảo về mức độ vừa sức với các em HS, có thể tạo được hứng thú học tập của các em khi giải bài tập. Muốn thực hiện được điều đó bài tập cần đảm bảo về yếu tố phân hóa sau:
– phân hóa về số lượng bài tập
Để củng cố một kiến thức, một kĩ năng, phương pháp nào đó, HS có trình độ khác nhau có thể nhận được số lượng bài tập khác nhau từ GV. Cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng số lượng bài ra cho HS yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp cao hơn, độ phân bậc mịn hơn HS khá giỏi.
– phân hóa về nội dung:
Mức độ khó của các bài tập phải phù hợp với trình độ chung của HS trong nhóm, cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng các dạng bài tập ra cho mỗi nhóm HS có độ khó khác nhau.
Ví dụ 1: (Cho phân hóa về số lượng và nội dung): Sau khi học xong bài 27: “Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất” – Hoá học 12 chương trình 2018, ngoài các bài tập trong SGK, GV có thể cho thêm các bài tập về nhà.
Với học sinh yếu kém, số lượng bài tập dễ nhiều hơn, độ lặp cao hơn.
Câu 1. Nguyên tử X có ký hiệu 2452X cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. [Ar] 3d64s2. | B. [Ne] 3s23p6. |
C. [Ne] 3s23p4. | D. [Ar] 3d54s1. |
Câu 2. Cho các chất sau: CrO, CrCl3, CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
1.Xác định số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố chromium.
Với học sinh trung bình, số lượng bài tập khó nhiều hơn, đòi hỏi có sự liên hệ nhiều đến kiến thức đã học trước đó.
Câu 1. Nguyên tử X có ký hiệu 2452X cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. [Ar] 3d64s2. | B. [Ne] 3s23p6. |
C. [Ne] 3s23p4. | D. [Ar] 3d54s1. |
Câu 2. Cho các chất sau: CrO, CrCl3, CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
1.Xác định số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố chromium.
- 2. Viết cấu hình electron của Cr và ion Cr3+.
Với học sinh khá giỏi, số lượng bài tập khó nhiều nhất, đòi hỏi có tính tổng hợp và khái quát cao hơn.
Câu 1. Nguyên tử X có ký hiệu 2452X cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. [Ar] 3d64s2. | B. [Ne] 3s23p6. |
C. [Ne] 3s23p4. | D. [Ar] 3d54s1. |
Câu 2. Cho các chất sau: CrO, CrCl3, CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
1.Xác định số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố chromium.
- 2. Viết cấu hình electron của Cr và ion Cr3+.
Câu 3. Cho các chất sau: MnO, Mn2O3, MnO2, K2MnO4, KMnO4.
1.Xác định số oxi hoá của manganese trong mỗi hợp chất.
- Viết cấu hình electron của nguyên tử Mn trong ion MnO42- và MnO4–.
– Phân hoá về mức độ nhận thức và nhịp độ học tập của học sinh
Khi ra bài tập về nhà cho HS, GV có thể xây dựng một hệ thống bài tập với mức độ nhận thức khác nhau (nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao) và yêu cầu mỗi HS được lựa chọn làm một số lượng bài tập tối thiểu trong hệ thống bài tập đó tuỳ theo mức độ nhận thức của HS đồng thời khuyến khích HS làm thêm các bài tập theo hứng thú và nhịp độ học tập của mình.
– Phân hoá theo sản phẩm của HS
Trong quá trình DH, GV có thể giao cho HS hoàn thành những nhiệm vụ mở với đáp án (sản phẩm) khác nhau như viết một báo cáo hoặc thiết lập sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức, biểu đồ, sử dụng phương pháp đóng vai,… dựa trên trình độ kĩ năng và thế mạnh học tập của của HS.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 29 một số tính chất và ứng dụng của phức chất
Thiết kế poster làm trên phần mềm ứng dụng học tập Canva.
Tìm hiểu thuốc chữa ung thư với hoạt chất là phức chất của platinum được sử dụng trên toàn cầu và cho biết:
- Dạng hình học của phức chất, số oxi hoá và số phối trí của nguyên tử trung tâm, các phối tử có trong phức chất.
- Kể ra ít nhất hai bệnh ung thư mà thuốc này được chỉ định để điều trị.
Với bài tập này, HS có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc các nguồn tài liệu … để tóm tìm hiểu thuốc chữa ung thư với hoạt chất là phức chất của platinum được sử dụng trên toàn cầu. Tuỳ vào khả năng làm chủ được kiến thức của HS mà HS sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau với hình thức, nội dung và phạm vi kiến thức khác nhau. Sản phẩm của HS có thể được trình bày trong hoạt động kiểm tra bài cũ của bài học sau hoặc trong giờ ôn tập, luyện tập của chương. Thông qua những sản phẩm đó, GV có thể đánh giá mức độ hiểu bài cũng như khả năng vận dụng kiến thức và năng lực sáng tạo của HS.
Ví dụ 3: Hệ thống bài tập về nhà của bài 29 – “Một số tính chất và ứng dụng của phức chất”
BÀI TẬP VỀ NHÀ Em hãy tự chọn và hoàn thành ít nhất 01 bài tập trong số các bài tập sau: Bài 1: . Cho 2 ống nghiệm sau chứa dung dịch muối của Ni2+ hoặc Cu2+
Dựa vào màu sắc của 2 dung dịch, hãy cho biết ống nghiệm nào chứa phức chất [Cu(H2O)6]2+, ống nghiệm còn lại chứa phức chất gì? Bài 2: Dự đoán dạng hình học có thể có của mỗi phức chất sau và giải thích: [FeCl6]3- , [Cr(NH3)4Cl2]+ , [Ni(CN)4]2- , [PdCl4]2- Bài 3: Nêu ba phức chất sinh học (còn gọi là các phân tử sinh học chứa kim loại) phổ biến và thiết yếu đối với cuộc sống? Bài 4: Thiết kế poster làm trên phần mềm ứng dụng học tập Canva. Bài 5: Thí nghiệm : Sự tạo thành phức chất của Ag+ Quan sát hiện tượng xảy ra trong video thí nghiệm trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Viết công thức hoá học của kết tủa và phức chất tạo thành trong ống nghiệm. 2. Dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất đã hình thành? Bài 6: Thí nghiệm 2: Sự tạo thành phức chất của Cu2+và NH3 Ở ống nghiệm 1 khi cho Cu2+ tác dụng với dd NH3 phức chất nào của đồng đã được tạo ra, dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất đã tạo thành? Bài 7: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: [1] – Bước 1. Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Để khoảng 5 phút. – Bước 2: Lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch vừa thu được. Dự đoán hiện tượng của phản ứng, viết phương trình hoá học xảy ra.
|
Theo cách phân loại PCHT của Fleming, có thể thấy thường những HS học theo kiểu nhìn sẽ chọn bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6; HS học theo kiểu nghe sẽ chọn bài tập 5, 6; HS học theo kiểu vận động sẽ chọn bài tập 4,7.