Sử dụng bài tập trong dạng bài luyện tập và ôn tập đánh giá NLHH cho HS.
Trong giờ luyện tập, ôn tập, GV giúp HS củng cố kiến thức đã học, mở rộng và đào sâu kiến thức. Ở những tiết dạy này GV không nên dạy lại kiến thức lí thuyết mà phải bằng cách nào đó để tái hiện lại kiến thức cho HS. Biện pháp hiệu quả nhất là GV sử dụng bài tập giao cho HS và yêu cầu HS giải quyết những bài tập đó, quá trình HS giải bài tập sẽ giúp các em tái hiện lại kiến thức đã học. Để làm tốt điều này GV nên kết hợp với PPDH theo HĐ. Các BTPH với các mức độ khác nhau sẽ được thể hiện trong HĐ
Ví dụ 4: trong bài 30 Luyện tập về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất, giáo viên cho HS làm những BT sau để tái hiện lại kiến thức
Bài 1. Nguyên tử X có ký hiệu 2656X cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. [Ar] 3d64s2. | B. [Ne] 3s23p6. |
C. [Ne] 3s23p4. | D. [Ar] 3d54s1. |
Bài 2. Cho các phát biểu sau về nguyên tố 2656X.
(1) Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 26 electron.
(3) X là một phi kim.
(4) X là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
- (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4).
- (2) và (4). D. (2), (3) và (4).
Bài 3. Cho các phát biểu sau:
a, Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất khó nóng chảy, độ cứng thấp, dẫn điện kém, dẫn nhiệt kém, khối lượng riêng nhỏ.
b, Tất cả các nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có electron ở phân lớp 4d chưa bão hoà.
c, Hợp chất của nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất có khả năng thể hiện tính oxi hoá, tính khử và khả năng tạo phức chất.
d, Các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá và tạo ra các hợp chất có màu sắc phong phú.
Số phát biểu đúng là:
- 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 4. Viết cấu hình electron của nguyên tử và ion Sc; V3+; Fe3+. Biết ZSc = 21, ZV = 23 và ZFe = 26
Bài 5. Dự đoán dạng hình học có thể có của mỗi phức chất sau và giải thích:
[FeCl6]3- , [Cr(NH3)4Cl2]+ , [Ni(CN)4]2- , [PdCl4]2-
Bài 6. Xác định số oxi hóa của ion trung tâm trong các phức chất sau và chỉ ra phức chất nào rất khó tan trong nước, giải thích.
- a) [Co(NH3)6]3+ b) [Cu(OH)2(H2O)4] c) [Cr(OH)6]3–
Dự đoán các phức chất ít tan trong nước. Giải thích.
Bài 7. Viết các phản ứng thế lần lượt các phối tử H2O trong phức chất [M(H2O)6]3+ bởi phối tử OH−.