Cách triển khai chung của các câu hỏi dạng đề so sánh là khái quát những điểm tương đồng và làm nổi bật sự khác biệt của các đối tượng.
Đề bài: So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ
Bài làm
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc cho thầy thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Các nhân vật được tạo dựng với những nét tính cách riêng biệt, độc đáo. Mỗi nhân vật lại được khắc hoạ bằng những thủ pháp nghệ thuật khác nhau.
Với nhân vật Mị, tác giả chọn điểm nhìn từ bên trong để khám phá những quá trình tâm lí phong phú, phức tạp; qua đó tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hồn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
» Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
» Phân tích nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Trong khi đó, nhân vật A Phủ lại chủ yếu được khắc hoạ qua hành động để làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của một chàng trai miền núi có tâm hồn tự do, phóng khoáng.
Gợi ý khi So sánh hai nhân vật Mị và A Phủ
Những điểm tương đồng trong đặc điểm tính cách và số phận
+ Hai nhân vật đều được miêu tả với số phận nhiều đau khổ, bất hạnh: Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ, bị vùi dập, chà đạp đến chai sạn, tê liệt vì đau khổ. A Phủ bị đánh đập, hành hạ tàn ác, bị biến thành nô lệ truyền kiếp cho nhà thống lí, bị trói đến gần chết trên cây cột.
+ Mị và A Phủ đều là những người lao động giàu khát vọng sống, khát vọng tự do.
Những nét khác biệt trong thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn để khắc hoạ nhân vật
+ Với Mị, tác giả thiên về khám phá, thể hiện diễn biến nội tâm. Có thể phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài và trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ để minh hoạ. Chú ý cách nhà văn miêu tả nguyên nhân, diễn biến của từng quá trình tâm lí.
+ Nhân vật A Phủ chủ yếu được tác giả khắc hoạ qua chuỗi hành động để làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của một chàng trai miền núi có tâm hồn tự do, phóng khoáng. Chú ý hành động và lời nói của A Phủ ở các thời điểm: bị đánh đập, hành hạ suốt đêm ở nhà thống lí Pá Tra; đòi mượn cây súng đi bắn con hổ để khỏi tội; bị bắt trói. Trong con người A Phủ sẵn có cái “khí chất” mạnh mẽ, gan bướng, quả cảm của một chàng trai miền núi cao. Bị A sử phá đám cuộc chơi, A Phủ dám đánh lại dù biết hắn là con trai quan làng. Khi bị đánh đập suốt đêm ở nhà thống lí, A Phủ vẫn “chỉ im như cái tượng đá” mà chịu đòn. Ngay cả lúc phải làm thân trâu ngựa trả nợ cho nhà giàu, A Phủ vẫn không chịu cúi đầu. Để hổ ăn mất con bò, anh đòi đi bắn hổ chuộc tội và thản nhiên cãi lại thống lí.
Có lẽ, Pá Tra đã sớm nhìn thấy tính cách bướng bỉnh, ngang tàng và tinh thần phản kháng của A Phủ nên nhân chuyện mất bò, hắn bắt trói A Phủ đến chết để răn đe kẻ khác… Dẫu bị đè nén, áp bức và có lúc bị đẩy vào tình cảnh bất lực “như con trâu đã đóng lên tròng” nhưng A Phủ vẫn không để mất bản tính ngang tàng, không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực. Anh chưa bao giờ thốt lên dù chỉ một lời kêu rên hay cầu khẩn – kể cả khi bị đày đoạ đến gần chết trên cây cột trói người. A Phủ lặng lẽ mà quyết liệt đến cùng khi nhay dứt vòng dây mây, tìm cách tự cứu mình. Dòng nước mát lấp lánh “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ không chỉ chất chứa nỗi đau đớn, uất hận mà còn thể hiện bản tính gan góc, quật cường của một con người dù phải chết cũng không chịu.khuất phục trước cường quyền, bạo lực.
Khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt đã giúp anh chống chọi với cái đau, cái đói, cái rét, cái chết trên cây cột trói người. Sau mấy ngày đêm bị trói đứng, không được ăn uống, A Phủ vẫn có thể “quật sức vùng lên” chạy trốn khi được Mị cắt dây trói. Người đọc không bất ngờ khi sau này đến Phiềng Sa, chàng trai gan góc, táo bạo đó đã trở thành du kích.