» Tổng ôn kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
» Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
» Phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác và trở về miền Nam
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Luận điểm (Dùng để viết câu chủ đề) Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác và trở về miền Nam
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: Câu thơ dồn nén, sâu lắng, cảm động;
Cảm xúc trực tiếp “thương trào nước mắt”: Lời nói chân thành cho thấy sự lưu luyến, không muốn rời xa của nhà thơ
Điệp từ “muốn làm” kết hợp với phép liệt kê tạo nhịp thơ dồn dập diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt.
Ước nguyện thật chân thành: Muốn làm con chim dâng tiếng hót, đóa hoa dâng sắc hương và nhất là làm cây tre trung hiếu để mãi mãi bên Bác.
“cây tre trung hiếu”: Kết cấu đầu cuối tương ứng, biến cây tre đang từ khách thể nay thành chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa thể hiện sự kính yêu, tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ, nguyện theo lý tưởng của Bác.
– Những khổ thơ trước nhà thơ xưng “con” nhưng đến khổ cuối nhà thơ ẩn danh với ẩn ý cảm xúc nghẹn ngào không phải của riêng ai, mà đó là cảm xúc chung của muôn vàn người con Việt Nam