BÀI THU HOẠCH
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Câu 1: Phân tích những điểm cần lưu ý khi dạy học Tiếng việt ở tiểu học.
Câu 2: Chỉ ra các lỗi sử dụng tiếng việt ở tiểu học mà học sinh hay mắc phải và đề xuất biện pháp phòng ngừa và sửa chữa.
Câu 3: Chỉ ra những bài tập luyện từ và câu mà anh/chị cho là học sinh tiểu học khó thực hiện. Cho biết lí do và cách xử lí. (Tiếng Việt 2- 5).
Câu 1:
Phân tích những điểm cần lưu ý khi dạy Tiếng việt ở tiểu học.
Dựa vào đối tượng và mục đích học tập, người ta chia phương pháp dạy học tiếng Việt thành các phân ngành. Tùy vào người học là người Việt hay không phải người Việt, Phương pháp dạy học tiếng Việt chia ra thành Phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và Phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
Phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ lại chia ra thành Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, Phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông (tiểu học, trung học), ở trường đại học, ở các trường kĩ thuật cho người lớn. Phương pháp dạy học tiếng Việt cho người dân tộc và Phương pháp dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài. Gần đây trong Phương pháp dạy học tiếng Việt còn đặt ra cả vấn đề dạy tiếng Việt cho các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Nhiệm vụ dạy tiếng Việt không trùng hợp ở các bậc học, ngành học khác nhau nên từng phân ngành của Phương pháp dạy học tiếng Việt mang những đặc tình riêng biệt. Tuy vậy, sự khác biệt đó không làm giảm tính thống nhất của phương pháp, nhưng đòi hỏi cơ bản của khoa học này không phụ thuộc vào trình độ học tập. Ở đâu, đối tượng của phương pháp cũng là quá trình nắm ngôn ngữ , là việc soạn thảo hệ thống chương trình dạy học tiếng Việt và kiểm tra chúng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng và mục đích học tập mà mỗi phân ngành của Phương pháp dạy học tiếng Việt có đặc điểm riêng.
Đặc điểm của Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học bị quy định bởi những đặc thù của học sinh ở lứa tuổi này. Chính vì vậy khi tiến hành dạy học tiếng Việt ở tiểu học cần lưu ý những điểm sau:
- Đảm bảo sự thành công của học sinh những ngày đầu đến trường.
Giáo viên cần hiểu rõ những khó khăn của học sinh tiểu học, đặc điểm lứa tuổi của các em để tổ chức dạy học theo một chiến lược dạy học lạc quan, nhấn mạnh vào mặt thành công của trẻ, đảm bảo sự thành công cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường.
Vào lớp một, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em. Đặc biệt, các em bắt đầu tiếp xúc với một dạng hoạt động ngôn ngữ mới, hoàn toàn khó đối với các em: đọc và viết. Chỉ có sự phát triển lời nói là vấn tiếp tục những tri thức đã được trang bị ở vườn trẻ. Chính đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có cách cư xử đặc biệt đối với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ. Đó là khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp vui chơi. Người giáo viê tiểu học phải nắm được đặc điểm của học sinh, hình dung hết những khó khăn của các em khi học chữ để có những biện pháp dự phòng, bình tĩnh trước những sai lầm của các em trong học tập, để không ca thán trước những lỗi nói, viết tiếng Việt tưởng như lạ lùng với người lớn nhưng lại rất dễ gặp ở trẻ em.
Ví dụ, thay vì trách mắng về việc nhầm lẫn của học sinh trong việc phân biệt chữ “b” và “d”, chữ “q” và “p”. Giáo viên nên lường trước học sinh sẽ mắc những lỗi này vì cả bốn chữ trên đều được tổ hợp từ ha nét cong kín và sổ thẳng, chỉ có điều, cách kết hợp_vị trí tương đối (trái, phải, trên, dưới) của chúng thay đổi mà thôi. Trong lúc đó, khả năng định vị của học sinh còn rất yếu. Vì vậy giáo viên cần giới thiệu cho các em những mẫu chữ này trong sự đối chiếu với nhau để có những điểm lưu ý cần thiết khi dạy.
- Chú ý hình thành ở học sinh ý thức về “ chuẩn mực ngôn ngữ” và “ chuẩn văn hóa lời nói”.
Khi đến trường, học sinh lần đầu tiên biết đến “chuẩn ngôn ngữ” không phải ở dạng thuật ngữ mà các em cần có ý thức rằng không phải ai muốn nói thế nào cũng được mà phải phân biệt cái gì là có thể , cái gì là không thể khi sử dụng ngôn ngữ. Các em cần ý thức được rằng mọi người trong xã hội đã thỏa thuận, quy ước nói thế này thì được mà nói thế khác thì không được( không hợp chuẩn) dẫu cho điều đó là hợp logic.
Ví dụ: Có thể nói “áo cộc tay” mà không thể nói “ áo cộc cổ”.
Có thể nói “què chân” mà không thể nói “ què mắt”.
Có thể nói “mặc áo” mà không thể nói “ mặc tất”.
Đồng thời với ý thức về chuẩn mực ngôn ngữ, học sinh cần phải được giáo dục về “chuẩn văn hóa” của lời nói. Các em không những cần biết cái gì là có thể, không có thể khi nói năng mà cần hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói không hay, không đẹp. Các em cần có ý thức về những điều “nên” và “không nên”, “tốt” và “không tốt” trên bình diện sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: dùng “ác ôn thật” để tỏ sự thán phục, dùng “quên đi” để tỏ thái độ phản đối ý kiến của người khác là không đúng chuẩn văn hóa lời nói. Đồng thời, khi đến trường, các em cũng bắt đầu tham gia vào một môi trường giao tiếp mới có tính chất xã hội- giao tiếp trong lớp học- với những đòi hỏi riêng khác với môi trường giao tiếp của gia đình mà các em đã quen thuộc. Chẳng hạn: trong lớp học không dùng từ “ứ, ừ” để từ chối cô giáo, không nói nhỏ, lí nhó như nói cho bố mẹ nghe ở nhà.
- Chú ý hình thành dạng ngôn ngữ độc thoại và phong cách ngôn ngữ viết cho học sinh
Lời nói của trẻ trước khi đến trường có tính chất tình huống, là dạng ngôn ngữ hội thoại tạo ra trong hoạt động vui chơi và các hoạt động khác. Khi có tình huống và trong hội thoại, trẻ em cảm thấy dường như mọi chuyện nói năng diễn ra rất dễ dàng, không chỉ vì phạm vi nội dung cần đề cập là quen thuộc mà còn bởi vì lúc này mô hình câu đã được định sẵn, các em chỉ cần thay một số từ.
Ví dụ: “Hôm nay con đi chơi có vui không”?
Trẻ em sẽ trả lời: “ Con chơi rất vui”
“Con ăn cơm với gì?”
Trẻ em sẽ trả lời: “ Con ăn cơm với thịt”.
Ở trường học, hoạt động chủ đạo sẽ là hoạt động học tập, một hoạt động mang tính trí tuệ. Càng ngày lời nói của các em càng hướng tới dạng độc thọa, tức là hướng tới những quy tắc liên kết thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau của lời nói. Đây chính là một khó khăn với các em.
Chẳng hạn khi đọc những câu văn của bài Nhà gấu ở trong rừng: “ cả nhà gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, gấu đi nhặt quả hạt dẻ”(Tô Hoài), các em cố thể dễ dàng trả lời được các câu hỏi: Nhà gấu ở đâu? Gấu đi kiếm thức ăn vào mùa nào? Gấu thường kiếm thức ăn gì?. Nhưng các em sẽ lúng túng trước những câu hỏi: Em biết gì về Gấu? Thậm chí các em đã rập khuôn máy móc mẫu câu hỏi để trả lời thành những câu sai và đứt đoạn như “Em biết về Gấu là…..”.
Cũng như quan sat một bức tranh cảnh biển, học sinh dễ dàng trả lời những câu hỏi “Bức tranh vẽ gì?Bức tranh vẽ cảnh biển vào thời điểm nào?” Nhưng sẽ rất lúng túng với câu hỏi “Cảnh biển có gì đẹp?” Có thể dễ dàng tìm thấy nguyên nhân của những khó khăn trên là ở chỗ câu hỏi không chỉ chờ đợi một câu trả lời mà nó chờ đợi một đoạn đọc thoại gồm nhiều câu trong khi câu hỏi không cho sẵn mô hình cấu tạo câu. Từ đặc điểm này, ta thấy bước chuyển từ dàn ý (mà sườn của nó là những câu hỏi gợi ý đã có sẵn trong sách) sang bài nói, bài viết trong giờ Tập làm văn ở tiểu học là một việc làm rất có ý nghĩa và rất khó khăn, cần được quan tâm đúng mức.
Đồng thời, tiếp xúc với việc đọc, viết, học sinh tiếp xúc với một phong cách ngôn ngữ mới – phong cách ngôn ngữ viết. Phong cách này có những đặc điểm riêng, những yêu cầu riêng. Ở giai đoạn đầu tiểu học, học sinh rất hay mắc lỗi viết như nói, giáo viên cần lưu ý những đặc điểm này để điều chỉnh kịp thời.
- Hình thành ở học sinh thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh ngôn ngữ của mình
Trong trường học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, phân tích, khái quát, tức là đối tượng tìm hiểu của học sinh. Khác với tính chất tự phát nặng về kinh nghiệm của quá trình học tiếng mẹ đẻ trước tuổi học, trường tiểu học phải dạy cho trẻ em có ý thức quan sát ngôn ngữ của người khác, quan sát ngôn ngữ của chính mình để phát triển ngôn ngữ và có ý thức điều chình lời ăn, tiếng nói của mình từ cách phát âm, cách dùng từ, cách đặt câu.
Sự hiểu biết đặc trung của một bộ phận nhất định nói chung, của giái đoạn khởi đầu nói riêng cần phải đặt trên cơ sở nhận thức về vị tí và vai trò của giai đoạn đó trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy, chỉ có thể hiểu biết thấu đáo Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học khi xem nó là bộ phận của Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung.
Tải về đầy đủ Bài điều kiện môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học [Phần 2] ở đây
mình muốn có tài liệu này thì làm thế nào bạn