Đáp án tham khảo môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018 được Tổ Ngữ văn của Dehoctot gợi ý và giải, các thầy cô và các thí sinh tham khảo ở bên dưới.
Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2018
Phần I
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Trong đoạn trích tác giả đã nhắc đến những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước bao gồm: đất đai, khoáng sản, châu báu, phù sa, sông bể.
Câu 3: Câu hỏi tu từ có tác dụng: – Thể hiện những trăn trở, suy tư của tác giả về thực tại đất nước. – Đánh thức trách nhiệm của mỗi người về việc khai thác tiềm lực đất nước…
Câu 4: Tác giả có thể trình bày quan điểm theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục.
Gợi ý: Quan điểm của tác giả có 2 ý:
+ không nên hát quá nhiều về tiềm lực => điều này phù hợp với thực tiễn ngày nay. Vì chúng ta nên hành động không nên lí thuyết suông.
+ tiềm lực còn ngủ yên => không còn hoàn toàn đúng, bởi sau Đổi mới tiềm năng đất nước đã được khai thác, đánh thức nhiều để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Phần II
Câu 1
– Giải thích ngắn gọn cụm từ “đánh thức tiềm năng”: “Tiềm năng” là những năng lực, sức mạnh tiềm tàng còn ẩn dấu bên trong, chưa được bộc lộ, khai thác.
– Sứ mệnh của mỗi cá nhân:
+ Cần nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của việc đánh thức tiềm lực đất nước
+ Cần có tri thức và kĩ năng để có thể tự tin gánh vác sứ mệnh là người dựng xây đất nước
– Mở rộng:
+ Muốn đánh thức được tiềm năng của đất nước phải đánh thức tiềm năng trong mỗi cá nhân. Phải thay đổi tư duy cho phù hợp với tình hình thực tế
+ Đi đôi với việc đánh thức tiềm năng phải có ý thức khai thác và sử dụng hiệu quả
– Bài học liên hệ bản thân: + Là học sinh phải ra sức học tập, tiếp thu tri thức khoa học kĩ thuật…
Câu 2:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Cảm nhận về sự đối lập trong “CTNX”
– Ở phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên: hình ảnh chiếc thuyền lưới vó trong sương sớm hiện lên trên mặt biển đẹp, thơ mộng, => tác giả ngỡ đó đã là vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ, là bản chất của cuộc sống, là đích đến cuối cùng của nghệ thuật.
– Ở phát hiện 2: Cuộc sống con người: Cảnh sống gia đình thuyền chài bất hạnh, đau khổ, bạo lực triền miên => một phương diện khác của cuộc sống. Nó hiện hữu nhưng khó nhận ra và dễ bị che lấp bởi những vẻ đẹp thơ mộng bên ngoài
– Đặc sắc nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng hiệu quả biện pháp tương phản đối lập để làm nỗi bật những nhận thức, khám phá của tác giả về bản chất cuộc sống.
* Liên hệ
– Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam cũng tạo nên một bức tranh tương phản để miêu tả cuộc sống phố huyện
+ Phố huyện lúc đêm khuya: Tối tăm, tù đọng, mòn mỏi => là hiện thực cuộc sống tù đọng, đói khổ nơi phố huyện
+ Đoàn tàu đêm khuya: Sôi động, náo nhiệt, đầy âm thanh, ánh sáng => đó là hình ảnh cuộc sống trong ước vọng của hai đứa trẻ và cũng là cuộc sống
* So sánh
– Điểm giống: Cả hai tác phẩm đều thể hiện cái nhìn hiện thực đa chiều của tác giả.
– Điểm khác biệt: Trong “CTNX” là sự đối lập giữa cái bên ngoài, cái dễ nhìn thấy, cái đẹp, cái thi vị với cái khất lấp, cái đau khổ, bất hạnh. Trong “HĐT” là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hiện thực và khát vọng…
* Đánh giá, mở rộng: Từ việc phân tích sự đối lập trong nội dung phản ánh của 2 tác phẩm cho thấy cái nhìn hiện thực sâu sắc của các nhà văn, đồng thời nó cũng đòi hỏi văn chương với sứ mệnh thiêng liêng của mình phải có tránh nhiệm phản ánh, nghiền ngẫm về đời sống một cách toàn diện, thấu triệt.