Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều cho tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,..)
Đọc – Hiểu văn bản Bánh chưng bánh giầy
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
– Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh khi đất nước đã thanh bình và nhà vua tuổi đã cao
– Ý định của vua Hùng trong việc chọn người: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
– Hình thức thử tài: nhân dịp lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý nhà vua sẽ được chọn làm người nối ngôi
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Vì sao các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ bởi vì:
– Mẹ của Lang Liêu trước kia bị nhà vua ghẻ lạnh, Lang Liêu đã phải chịu nhiều thiệt thòi nhất
– Tuy là hoàng tử nhưng chàng đã ra khỏi cung vua, sống một cuộc đời lương thiện bằng chính sức lao động của mình.
– Lang Liêu hiểu được ý của vị thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất , Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vì:
– Chiếc bánh thể hiện được sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động
– Chiếc bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài
→ Vua Hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ nhà vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
– Giải thích rõ nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy
– Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở những buổi đầu dựng nước
– Đề cao lao động, đề cao nghề nông
– Thể hiện sự thành kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Luyện tập văn bản Bánh chưng bánh giầy
Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng bánh giầy?
– Phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong dịp Tết Nguyên Đán mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp.
– Nó là sự tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính với tổ tiên đồng thời thể hiện tinh thần coi trọng nghề nông.
Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 – tập 1 – trang 12): Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
– Đọc truyện em thích nhất là chi tiết: vua họp người lại rồi nói về ý nghĩa của hai loại bánh và nhận xét của vua về bánh chưng bánh giầy.
– Em thích nó vì nó thể hiện được sự trân trọng khả năng sáng tạo của người lao động.
Bánh chưng bánh giầy là một trong những văn bản quan trọng trong chương trình Ngữ văn 6. Series 5 phút soạn bài Ngữ văn 6 được biên soạn dựa theo Để học tốt Ngữ văn lớp 6 tập 1, tập 2, bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản nhất