Trình bày bài
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, và rằng bạn không bao giờ có được cơ hội thứ hai để làm lại điều đó. Giám khảo khi mở bài thi ra, một bài làm được trình bày sạch sẽ, cẩn thận, chữ viết dễ đọc chắc chắn sẽ có “cảm hứng” để đọc và chấm tiếp. Và bạn nhất định phải “ghi điểm” trong mắt giám khảo ở phần này.
Ngược lại, đập vào mắt người ta là một bài làm gạch xoá, trình bày cẩu thả, nghuệch ngoạc chắc chắn không bao giờ “lấy lòng” được giám khảo.
Do vậy, chúng ta cần đặc biệt chú ý phần trình bày. Nhất là trang đầu tiên của bài làm. Hãy cố gắng viết gọn gàng, cẩn thận, hạn chế gạch xoá. Ngoài ra, phần đề mục cần tách riêng, chấm và gạch chân đề mục.
Chú ý vào những từ khoá của đề bài
Chúng ta cần để ý kĩ những từ như “không đúng”, “một”, “những”, “chủ yếu”, “chính”… để tránh tình trạng hiểu sai đề bài hoặc làm không đúng yêu cầu nhé.
Phần đọc hiểu
Phần đọc hiểu không nên gạch đầu dòng dưới mọi hình thức.
Nên trả lời dưới hình thức: “Trong đoạn văn trên được trích từ tác phẩm “ABC”, tác giả “XYZ” đã sử dụng “LMN”
Về phong cách ngôn ngữ
Thơ – Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật
Lấy nguồn từ báo chí, mang tính thời sự, cập nhật – Phong cách ngôn ngữ Báo chí
Bài viết của các tác gia lớn (Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,…) – Phong cách ngôn ngữ Chính luận
Văn bản có phần “khô khan, khó hiểu, nhiều số liệu” – Phong cách ngôn ngữ Khoa học
Văn bản hội thoại có ngôn ngữ đời thường – Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt
Phương thức biểu đạt
Thơ – Biểu cảm
Truyện – Tự sự
Văn bản có nhiều thông tin, số liệu – Thuyết minh
Bài viết của các tác gia lớn (Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,…) – Nghị luận
Câu hỏi “Nêu suy nghĩ về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc hiểu”
Trình tự:
- Mở đoạn
- Giải thích vấn đề chính trong văn bản
- Trong quá khứ, vấn đề đó được biểu hiện như thế nào
- Trong hiện tại thì như thế nào
- Phản đề
- Liên hệ bản thân
- Liên hệ xã hội
Nghị luận xã hội
Dàn ý chung gợi ý
- Vấn đề ABC được nói đến là: một loạt những từ đồng nghĩa
- Vấn đề được nếu đúng hay sai
- Chứng minh
- Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng
- Phản đề/ Bác bỏ
- Đánh giá: Tốt khen – Xấu chê
- Kết luận: Liên hệ bản thân, liên hệ xã hội
Nghị luận văn học
Phần thi này mang tên “Ai học thuộc giỏi hơn”. Học thuộc bài giảng của giáo viên là biện pháp an toàn nhất để đạt kết quả cao khi đi thi nhé. Tuy nhiên, học thuộc thôi thì chỉ là học vẹt, chúng ta còn cần cố gắng tới mức “thông hiểu” nữa nhé.
Trình bày bài văn nghị luận văn học
Những yêu cầu bắt buộc
- Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Trình bày bài cần tách thành nhiều đoạn văn nhỏ
- Kết bài
Chúc các sĩ tử đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!