So sánh Tuồng và Hý khúc Trung Quốc
- Giống :
- Cả hai đều đang rơi vào thực trạng mai một, nguy cơ thất truyền bởi làn sóng toàn cầu hóa
- Cả hai sân khấu đều xuất hiện cân đai, áo mũ, râu ria, gươm gáo, mặt mày bôi vẽ,…
- Trong nghệ thuật hóa trang giữa Tuồng Việt Nam với Hý khúc Trung Quốc đều thể hiện sự đối xứng âm dương. Việt Nam lấy hai màu đen đỏ còn Trung Quốc lấy màu đen trắng làm chủ đạo
- Về mặt diễn xuất, cả hai đều chú trọng thể hiện hỉ nộ ái ố sao cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh, tính cách nhân vật.
- Cả Tuồng và Hý khúc Trung Quốc đều giống nhau trong cách trưng diện trang phục
- Ông Nhiễm Thường Kiến , nhà nghiên cứu và đạo diễn sân khấu đến từ học viện Hý khúc Trung Quốc ở Bắc Kinh nói : “Sân khấu tuồng Việt Nam và hý khúc Trung Quốc giống nhau ở cách biểu đạt mang tính cách điệu, tượng trưng cao”. Ví dụ như diễn viên chỉ cần quất roi ngựa thì người xem hiểu là anh ta đang phi ngựa,…
- Khác :
- Tuồng Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi kinh kịch Bắc Kinh nhưng nghệ thuật Tuồng Việt Nam có ảnh hưởng từ nghệ thuật sân khấu Nam Trung Quốc do sự gần gũi địa lí
- Vũ đạo Tuồng Việt Nam múa theo chân trụ tấn của võ đạo dân tộc và múa theo phương thẳng đứng theo hình vòng tròn. Hý khúc Trung Quốc múa theo ngựa tấn kim lê, hình bán nguyệt theo đường cong , đường chéo.
- Nhân vật Tuồng Việt Nam xuất hiện khác nhân vật kinh kịch Trung Quốc
- Tuồng Việt Nam và Hý khúc Trung Quốc khác nhau trong cách biểu diễn như cử chỉ, hành động, hóa trang… Ví dụ như nhân vật Quách Hòe với thiết kế trang phục của ông ta cũng rất khác nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Tuồng truyền thống, trang phục đơn giản, có miệng rộng có sử dụng cây gậy để chống và khi cần có thể dùng để tạo sự uy quyền => Tính bản địa hóa và địa phương hóa.
Tuồng và các hình thức kịch Việt Nam
- Về sự ra đời: thời gian xuất hiện của các hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuồng nguyên là một dạng kịch Trung Hoa trong thế kỉ XIII, Chèo có từ thế kỉ XI, Hát bài chòi ra đời vào năm 1930 tại trung Bộ từ một trò chơi dân gian cùng tên. Kịch hát Huế ra đời năm 1920 Còn Cải lương thì bắt đầu từ sau thế chiến I và phát triển từ những bài hát do các ban nhạc tài tử biểu diễn ở vùng tây nam bộ.
- Nội dung biểu diễn:
- Tuồng: Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột bạo liệt bi ai các nhân vật chính diện của Tuồng đã vươn lên thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh hành động một cách dũng cảm anh hùng, trở thành một tấm gương, một bài học cho người đời ngưỡng mộ noi theo.
+Chèo: Mô tả số phận nghiệt ngã của người phụ nữ và châm biếm xã hội phong kiến
- Hát bài chòi: Hát dự trên trò chơi dân gian cùng tên.
- Cải lương: nghe giống như những lời than vãn là cốt lõi của cải lương than vãn về cuộc sống thường ngày.
- Cách thức trình diễn:
- Tuồng: Khác với sân khấu hiện thực tâm lý, Tuồng rất ít bài trí sân khấu. Không gian sân khấu thường được bỏ trống, người diễn viên xuất hiện thì không gian, thời gian cũng xuất hiện. Nhân vật hành động trong không gian, thời gian nào thì sân khấu là không gian, thời gian đó. Thuở trước các gánh hát Tuồng chỉ cần chỉ có một chiếc chiếu trải giữa sân đình và đôi ba cái hòm gỗ đựng đạo cụ phục trang vậy mà họ vẫn diễn tả được không gian thời gian khác nhau, khi là trốn cung điện nguy nga, lúc là nơi núi rừng hiểm trở…
- Chèo: Các diễn viên thường biểu diễn chèo trong các hội làng. Họ trải mộ mảnh chiếu trước sân đình và treo một tấm vải làm phông ở một bên mép chiếu. dân làng tự tập ba mép chiếu còn lại để thưởng thức biểu diễn.
- Hát bài chòi: Đầu tiên các nghệ nhân ngồi trên chiếu trải dưới đất còn người nghe đứng xung quanh, nhưng về sau các nghệ nhân ngồi trên một giàn gỗ dựng cao (nên người trong giới thường nói rằng bài chòi đã từ đất lên giàn “Bài bản và làn điệu của ca kịch bài chòi gồm: các điệu hát ru, điệu lý thương nhau, lý tang tình, khoan hỡi hò khoan (Quảng Nam – Đà Nẵng), nói lía, chèo thuyền (Quảng Trị), hò mái nhì (Thừa Thiên). Lời hát là những bài thơ bốn chữ theo điệu vè và nhiều nhất là thơ lục bát, không có nét nhạc cố định mà tùy theo thanh giọng của câu thơ. Có ba điệu chánh là Xuân Nữ, Nam Xuân (hay cổ bản, gần hơi bắc của nhạc tài tử) và xàng xê (gần với hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc tài tử).