Sang thu là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Dehoctot.edu.vn tổng hợp các kiến thức trọng tâm cần ôn tập bao gồm tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, các hình tượng nhân vật trong phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh để các em học sinh dễ dàng ôn luyện, các thầy cô có thêm tài liệu phong phú để chuẩn bị kế hoạch bài giảng.
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh ngắn nhất
Liệu rằng Hữu Thỉnh thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu đã về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu sang làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!
» Tổng ôn kiến thức về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh
» Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
» Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
» Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
» Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Qua khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc thấy được sự tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu của mùa thu đất trời. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cảm nhận về những tín hiệu sang thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tín hiệu của mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận hết sức bình dị và gần gũi, đó là “hương ổi” – làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc Việt Nam mỗi độ thu về. Động từ “phả” là động từ mạnh gợi mùi hương ổi đang ở độ đậm nhất, nồng nàn nhất. “Gió se” là gió đầu mùa, dịu nhẹ, se sắt, đặc trưng của mùa thu. Thu đến không chỉ bằng tín hiệu “hương ổi”, “gió se” mà còn là làn sương giăng mắc. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thở của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo.
Hình ảnh nhân hóa “sương chùng chình qua ngõ” kết hợp với từ láy “chùng chình” khiến người đọc hình dung ra những hạt sương giăng mắc, thong thả, chầm chậm chuyển động tạo nên sự mơ hồ, mông lung. Sương thu cũng có cái nét đặc trưng riêng biệt của nó. Sương thu không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Nó là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Làn sương không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Phải chăng sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa muốn ở nửa muốn về”. “Ngõ” ở đây được hiểu theo hai nghĩa, đó là con ngõ của làng quê Việt Nam, đó còn là con ngõ của thời gian. Từ “bỗng” kết hợp với thành phần tình thái “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu.
Liệu rằng Hữu Thỉnh thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu đã về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu sang làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!