Dehoctot.Edu.vn

Kênh giải đề thi, đề cương, tài liệu học tập, luyện thi tổng hợp

  • Học tốt
    • Đại học – Cao đẳng
      • Môn chung
      • Môn chuyên ngành
    • THPT
      • Lớp 12
      • Lớp 11
      • Lớp 10
    • THCS
      • Lớp 9
      • Lớp 8
      • Lớp 7
      • Lớp 6
    • Tiểu học
      • Series Để học tốt lớp 5
      • Series Để học tốt lớp 4
      • Series Để học tốt lớp 3
      • Series Để học tốt lớp 2
      • Series Để học tốt lớp 1
  • Luyện thi
    • Luyện thi THPT Quốc gia
    • Luyện thi vào lớp 10
  • Khoá học
  • Download
    • SGK – Giáo trình
    • Bài giảng
    • Đề cương ôn tập
    • Đề thi
    • Gợi ý | Đáp án
  • Ngoại ngữ
  • Kỹ năng
    • Kỹ năng giao tiếp
    • Tư duy tích cực
    • Sống đẹp
    • Phát triển công việc
    • Quản lý – Lãnh đạo
    • Tài chính – Đầu tư
  • Cẩm nang
  • GD Gia đình
  • Học đường
    • Sức khoẻ học đường
    • Giải trí
    • Du học
    • Chọn trường
Để học tốt / Series luyện thi THPT Quốc gia / Ngữ Văn luyện thi THPT Quốc gia / Kết thúc truyện Chí Phèo – Nam Cao

Kết thúc truyện Chí Phèo – Nam Cao

Mục lục nội dung bài viết

  1. Đánh giá truyện Chí Phèo – Nam Cao
    1. Nội dung
    2. Nghệ thuật
    3. XEM THÊM

Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Chí Phèo làm tắt ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí “ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo”. Cánh cửa cuộc đời vừa hé mở thì cũng ngay lập tức đóng sầm lại trước mắt của anh. Đó chính là bi kịch của một con người chết trên ngưởng cửa trở về với cuộc sống lương thiện. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chsi Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài người vừa mở ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo. Thị Nở như tia chớp rạch ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để doi lên một niềm cảm thông cũng là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc đời Chí. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại.Nó đã tiêu hủy và bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.

Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say. Một khi rượu không còn đủ sức để làm lu mờ lí trí con người thì nó sẽ quay trở lại thức tỉnh lí trí ấy. Càng uống Chí càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch cuộcđời mình. Chí đau đớn khi nghe “thoang thoảng mùi cháo hành” rồi Chí ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến để đâm chết con “khọm già”, con “đĩ Nở” nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng kẻ đã làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nông nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến. Anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:
– Tao muốn làm người lương thiện?
– Ai cho tao lương thiện?

Đọc thêm:  So sánh nhân vật vợ nhặt (Vợ Nhặt - Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương. Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay trong xã hội cũ. Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương thiện? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát. Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết kiễu tên cáo già Bá Kiến. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn.

Minh hoạ nhân vật Chí Phèo (ảnh 1977 Vlog)
Minh hoạ nhân vật Chí Phèo (ảnh 1977 Vlog)

Đánh giá truyện Chí Phèo – Nam Cao

Nội dung

Tác phẩm “Chí Phèo” thông qua tấn bi kịch cự tuyệt quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi đau khổ bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân. Đồng thời Nam Cao cũng kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nahan vật và khát khao thay đổi thực tại để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đọc thêm:  Tìm hiểu về nhà văn Nam Cao

Nghệ thuật

Truyện ngắn “Chí Phèo” ghi nhận thành công của Nam Cao trước hết trong việc xây dựng nhân vật, tiêu biểu là Chí Phèo, có cá tính độc đáo và có tính khái quát, tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Kết cấu truyện mới mẻ vòng tròn dường như khá tự do thoải mái trong việc trần thuật. Bên cạnh đó, truyện thành công bởi ngôn ngữ sống động, có sự đan xen giữa lời nhân vật và lời người kể chuyện, cũng có khi vừa là lời nhân vật vừa là lời trần thuật. Với những đặc sắc nghệ thuật nhất định, truyện ngắn “Chí Phèo” đúng là một phát hiện về nội dung, một khám phá về nghệ thuật, xứng đáng là một kiệt tác như nhiều người đã khẳng định.

“Chí Phèo” là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác Phẩm ấy mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn người đọc mọi thời đại. Có một nhà thơ đã từng viết rằng: “Nam cao mất và Chí Phèo vẫn sống – Nào có dài chi một kiếp người – Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách – Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”.

XEM THÊM

  1. Bàn về đề tài nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao
  2. Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
  3. Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  4. Phân tích nghệ thuật tổ chức chất liệu ngôn từ trong bài Tây Tiến
  5. So sánh nhân vật vợ nhặt (Vợ Nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
  6. Tìm hiểu về nhà văn Nam Cao
  7. Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao
  8. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân

Chuyên mục: Ngữ Văn luyện thi THPT Quốc gia Chủ đề: chí phèo, nam cao, vợ nhặt

ĐÁNG CHÚ Ý

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais)

Bình luận ý kiến: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais)

Nghị luận xã hội: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais) Khoa học kĩ thuật phát triển gắn liền với sự phát triển và vận động ... Xem thêm

3 bước lấy trọn điểm Hình học không gian thi vào lớp 10

3 bước lấy trọn điểm Hình học không gian thi vào lớp 10

Hình học không gian là mảng kiến thức không thể thiếu trong đề thi môn Toán vào lớp 10. Các câu hỏi Hình học không gian thường chiếm 5-10% tổng số điểm của bài ... Xem thêm

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thi pháp truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Dehoctot.edu.vn xin giới thiệu tới các em học sinh và quý thầy cô giáo tổng hợp một số dàn ý, văn mẫu đặc sắc giúp các em rèn luyện kĩ năng và phương pháp làm ... Xem thêm

Phân tích bài thơ vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ngắn nhất

Dehoctot.edu.vn xin giới thiệu tới các em học sinh và quý thầy cô giáo tổng hợp một số dàn ý, văn mẫu đặc sắc giúp các em rèn luyện kĩ năng và phương pháp làm ... Xem thêm

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Dehoctot.edu.vn xin giới thiệu tới các em học sinh và quý thầy cô giáo tổng hợp một số dàn ý, văn mẫu đặc sắc giúp các em rèn luyện kĩ năng và phương pháp làm ... Xem thêm





Bài liên quan

Kế hoạch bài dạy Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất

Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Biện pháp sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Hệ thống bài tập chủ đề: “kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất” hoá 12 chương trình 2018

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais)

Bình luận ý kiến: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais)

3 bước lấy trọn điểm Hình học không gian thi vào lớp 10

3 bước lấy trọn điểm Hình học không gian thi vào lớp 10

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thi pháp truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Phân tích bài thơ vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ngắn nhất

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc tử

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

13 quy tắc trọng âm tiếng anh để "ăn điểm" trong kỳ thi thpt quốc gia

13 quy tắc để “ăn điểm” Trọng âm Tiếng Anh

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Tổng ôn kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Tổng ôn kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Tổng ôn kiến thức về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Tổng ôn kiến thức về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

7 bí quyết để học tốt môn Văn

7 bí quyết đơn giản để học tốt môn Văn

CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH SALE LỚN NHẤT TRONG NĂM SHOPEE SIÊU SALE
CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH SALE LỚN NHẤT TRONG NĂM SHOPEE SIÊU SALE



Tìm kiếm từ Google

Series học tốt mới nhất

  • Kế hoạch bài dạy Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất
  • Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”
  • Biện pháp sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”
  • Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”
  • Hệ thống bài tập chủ đề: “kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất” hoá 12 chương trình 2018
  • Bình luận ý kiến: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn (Rabelais)
  • 3 bước lấy trọn điểm Hình học không gian thi vào lớp 10
  • Thi pháp truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam
  • Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ngắn nhất
  • Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Cộng đồng quan tâm nhất

Phân tích bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “ Nhàn” là ... Xem thêm

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ Thanh Hải gửi gắm tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến.Đề ... Xem thêm

Phân tích bài thơ tự tình - Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc, là một trong những nữ sĩ tài danh nửa cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX; nhưng cuộc đời truân chuyên, hồng nhan bạc mệnh.Đề bài: Phân ... Xem thêm

Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy CậnHướng dẫn chi tiếtMở bàiNhắc đến nhà thơ Huy Cận không thể không nhận ra rằng: trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ông ... Xem thêm

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Ở nơi đất ... Xem thêm

Phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh cực hay

Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (cực hay)

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu, nói ... Xem thêm

Bài viết mới nhất

Kế hoạch bài dạy Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất

MỤC TIÊU Về năng lực* Năng lực hóa học: Thông qua bài học đánh giá cho HS NL- Nhận thức hóa học:(1) Dự đoán và trình bày được một dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch ... Xem thêm

Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Sử dụng bài tập trong dạng bài luyện tập và ôn tập đánh giá NLHH cho HS.Trong giờ luyện tập, ôn tập, GV giúp HS củng cố kiến thức đã học, mở rộng và đào sâu kiến thức. Ở những tiết dạy này GV ... Xem thêm

Biện pháp sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Sử dụng bài tập khi ra bài tập về nhàSau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK, các bài tập đó đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của HS tuy vậy số lượng vẫn ... Xem thêm

Sử dụng bài tập đánh giá NLHH trong chủ đề “Sơ lược kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất”

Sử dụng BTHH trong dạng bài hình thành kiến thức kĩ năng mớiTrong một tiết dạy bài mới, việc sử dụng nhiều BTHH cho HS đôi khi gặp khó khăn vì không có thời gian. tuy vậy, nếu GV biết phối hợp các ... Xem thêm

Hệ thống bài tập chủ đề: “kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất” hoá 12 chương trình 2018

Câu 1 Nguyên tố nào sau đây là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?A. Na. B. Al.C. Cr. D. Ca.Câu 2.  Cấu hình electron nào sau đây của kim loại chuyển tiếp dãy thứ ... Xem thêm

Bài viết hot nhất





Copyright © 2023 Để học tốt | Kênh giải đề thi, đề cương, tài liệu học tập, luyện thi tổng hợp
Giới thiệu | Quy định pháp lý | Bảo mật | Bản quyền | Liên hệ | Tuyển dụng
DMCA.com Protection Status