Chí Phèo (1941) là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân trước Cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”, đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình, nhân vật Chí Phèo, phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc vào loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.
» Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao
Bi kịch Chí Phèo là bi kịch của một nông dân cùng khổ bị xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi, bị cự tuyệt quyền làm người, hay nói một cách khác là số phận bi thảm của một con người muốn được làm người mà không thể được Nam Cao đã viết về tấn bi kịch của Chí Phèo bằng một bút pháp vô cùng sắc sảo: biến hóa lúc kể, lúc tả, triết lí thì thấm thía, trữ tình thì đau đớn xót xa đầy ám ảnh nghệ thuật, làm xúc động lòng người hơn nửa thế kỉ nay.
Khái quát về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
Nam Cao
Là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với nhữn đóng góp xuất săc trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 cùng văn học cách mạng giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo, sắc lạnh, nặng trĩu suy tư, nhưng cũng đằm thắm tình yêu thương; đó là nguyên nhân khiến tác phẩm của ông vừa chân thực, vừa thấm đượm vị triết lý và trữ tình. Cuộc sống đói nghèo, tăm tối, số phận bi thảm và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân là một trong hai đề tài chính của sáng tác Nam Cao những năm trước 1945.
Chí Phèo
Là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, là tác phẩm suất xăc của văn học hiện thực Việt Nam trước năm 1945, của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã thể hiện tài năng nghệ thuật đôch đáo của Nam Cao, cũng là tác phẩm đánh dấu trình độ phát triển của ngôn ngữ văn học và nghệ thuật văn xuôi hiên đại Việt Nam . Là tác phẩm đàu tiên Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán năm 1941, tác phẩm đã phản ánh chân thực bức tranh làng quê Việt Nam trước cách mạng, với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao khi ông đi sâu khám phá và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay khi bị vùi dập đến mất cả nhân hình và nhân tính.
Phân tích nhân vật Chí Phèo
Bi kịch lưu manh hoá của Chí Phèo
Chí Phèo là một nhân vật bi kịch, và trước hết, đó là bi kịch của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.
1.1 Trước đây, Chí vốn là người nông dân lương thiện.
Được sinh ra từ một người mẹ khốn khổ bất hạnh nào đó, lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Vũ Đại: từ anh đi thả ông lươn đến người đàn bà góa mù rồi bắc phó cối-những người nông dân lương thiện, nghèo khổ và giàu lòng nhân ái. Từ khi bác phó chết, Chí hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ, sống cuộc đời của một cố nông nghèo khổ, để đến năm 20 tuổi thì đi làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi, nhờ lòng nhân ái và bàn tay nuôi dưỡng của những người nông dân đã lớn lên thành một nguwoif nông dân nghèo khổ nhưng lương thiện. Thời trẻ, Chí đã từng ước mơ một cuộc sống gia đình giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Đó là một ước mơ nhỏ nhoi, bình dị mà những con người nghèo khổ, cũng là ước mơ lương thiện mong được sống bằng chính sức lao động của mình. Chí cũng từng là một anh canh điền khỏe mạnh, lương thiện, nhút nhát và có lòng tự trọng. Bị vợ Lí Kiến bắt bóp chân, Chí vừa làm vừa run, hắn chỉ thấy nhục nhã chứ yêu đương gì. Chí hiểu rằng hai mươi tuổi, người ta không phải là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Biết phân biệt tình cảm chân chính với những thỏa mãn xấu xa, biết khinh những hành vi không chính đáng, đó là biểu hiện của một con người có ý thức về nhân phẩm, một con người lương thiện.
Vậy mà, sự ghen tuông vô lí của Lí Kiến đã đấy Chí vào tù, mà nhà tù thực dân đã biến một anh cày chất phát, hiền lành, lương thiện trở thành một tên lưu manh nát rượu của làng Vũ Đại.
1.2 Bi kịch lưu manh hóa của Chí Phèo
1.2.1 Nguyên nhân của quá trình lưu manh hóa.
Thực ra, không cần phải vào tù thì những người nông dân cùng quẫn, tứ cố vô thân như Năm Thọ, Bình Chức, Chí Phèo cũng có thể bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. Mảnh đất quần cư tranh thực của làng Vũ Đại có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Sông trong mảnh đất ấy, xã hội ấy, muốn tồn tại được, người ta phải đâm chém, giành giật lẫn nhau để có miếng ăn, địa chủ, cường hào chỉ là một đàn cá tranh mồi, nhưng khi cần, chúng vẫn đu lại với nhau để bóc lột con em. Mà thói đời già néo đứt dây, những thằng cùng hơn cả dân cùng như Năm Thọ, Bình Chức, Chí Phèo, khi bị đè nén, ức hiếp quá đáng đều có thể vùng dậy, giở toàn những giọng uống máu người không tanh.
Nhưng sự ghen tuông vô lối của Lí Kiến đã đẩy Chí vào tù, mà nhà tù thực dân đã biến một anh cày chất phát, hiền lành, lương thiện trở thành một tên lưu manh nát rượu của làng Vũ Đại để rồi sau đóhắn trượt sâu vào vực thẳm tha hóa, biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Có thể thấy nhà tù thực dân chỉ đấy quá trình tha hóa đến sớm hơn, nhanh hơn. Ra khỏi nhà tù, anh Chí lương thiện của dân làng Vũ Đại ngày xưa đã hoàn toàn thay đổi trở thành Chí Phèo làng Vũ Đại.
1.2.2 Quá trình lưu manh hóa
1.2.2.1 Trước hết là sự thay đổi về nhân hình
Ở tù ra, bộ dạng Chí Phèo khác hẳn…đặc như thằng săng đá, cái đâu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai cái mắt gườm gườm gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những vết trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy-trông gớm chết. Hắn trở về làng trong bộ dạng của một thằng lưu manh trước cái nhìn tò mò, ghê sợ của dân làng. Nhưng dù sao, lúc ấy hắn vẫn còn mang bộ dạng của con người.
Sau những năm ở làng, sau biết bao lần chèm người và rạch mặt ăn vạ, sau những cơn say triền miên, bộ dạng của Chí Phèo bị hủy hoại đến mức không còn là ocn người, từ thằng săng đá thành con vật khi cái mặt không còn là mặt người, nhưng thậm chí không bằng con vật vì hắn là con vật lạ, lạc loài với vật, quái đản với người!
1.2.2.2 Nhưng đau xót nhất là Chí bị hủy hoại ghê gớm về nhân tính
Nhân tính là tính người, được thể hiện ở ý thức, tiếng nói và những hành động được hướng dẫn bởi ý thức. Nấu trước đây, Bá Kiến sử dụng nhà tù thực dân, tước đi một phần thiên lương của Chí thì bay giờ, khi sử dụng Chí Phèo, Bà Kiến đã kích thích tính ác trong con người hắn, biến hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đẩy hắn xuống vực thẳm của sự tha hóa, hủy hoại phần nhân tính còn lại của Chí,
Trước hết, Chí gần như mất đi ý thức con người. Chí gần như không nhận thức được kẻ thù độc ác nhất của cuộc đời mình. Sau 7,8 năm tù tội, khi trở về làng, Chí Phèo đã nhận ra kẻ thù nham hiểm làm hại đời mình. Về làng hôm trước, hôm sau hắn đã tới nhà Bá Kiến trong tình trạng say khướt cùng uất hận, căm hờn đầy tỉnh táo của một người bị hại đi trả thù. Vậy mà, với sự gian hùng, những lời phỉnh phờ, bịp bợm, một chuỗi cười Tào Tháo, một đồng bạc quẳng ra…Bá Kiến đã xoa dịu nỗi căm hờn của Chí, để hắn vênh vang ra về trong trạng thái tỉnh rượu nhưng ý thức đã bắt đầu u mê, tăm tối. Sau đó, sự nham hiểm độc ác của Bá Kiến đã sai khiến Chí Phèo, biến kẻ thù thành tên đầy tớ tay chân, thành công cụ tội ác cho hắn. Chí Phèo sống trong những cơn say triền miên, u tối, những cơn say của hắn tràn từ cơn say này sang cơn say khác thành một cơn say dài mênh mông… Chìm đắm tình trạng vô thức, Chí Phèo đã mất dần những ý thức tối thiểu về tg, tuổi tác, đối vào hắn, ko còn ngày thánh nữa… hắn chỉ nhớ mang máng… về cái thời hắn hai mươi…Chí Phèo cũng ko còn nhận được sự nhận biết về kg, trong căn lều ẩm thấp của hắn, người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Thiên nhiên và cuộc sống trở nên xa lạ và cách biệt hthị Nở với Chí Phèo. Đắm chìm trong những cơn say, Chí Phèo gần như ko còn những cảm xúc thông thường của con người, ko ythg, ko căm thù, ko sợ hãi, buồn lo… Chí Phèo cũng mất đi ý thức vè phẩm giá khi tt công cụ tội ác cho kẻ thù của mình, khi ko còn cá tình người và lòng tự trọng trong cách hành xử hàng ngày với dân làng, với cộng đồng người lương thiện bằng sức lao động của chính mình, Chí Phèo tt 1 tên lưu manh chuyện rạch mặt ăn vạ, cướp bóc, dọa nạt để kiếm ăn, từ anh canh điền có lòng tự trọng, thấy nhục khi bị bắt làm điều bất chính, Chí Phèo thản nhiên cưỡng bức Thị Nở theo đúng kiểu một thằng vừa ăn cướp vừa la làng.
Mất dần đi tiếng nói hiền lành, bình dị, Chí Phèo chỉ gây sự, dọa nạt, cưỡng bức, đòi tiền… bằng tiếng chửi. Chửi bới, la làng là phương tiện giao tiếp duy nhất của hắn với cđ, nhưng đúng hơn là phương tiện để hắn bộc lộ phản ứng với cuộc đời vì làm gì có ai trong xã hội loài người lương thiện muốn giao tiếp với hắn.
Mất đi ý thức về nhân phẩm, Chí Phèo bắt đầu những hàn động phi nhân tính, tội ác của Chí Phèo cứ tăng dần lên theo những cơn say, vì khi say, hắn sẽ làm bất cứ cái gì mà người ta sai hắn làm, mà hắn thì lại say triền miên! Chí Phèo ko hề biết hắn đã phá nát bao nhiêu tổ ấm, làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Những hành động ấy càng làm đẩy Chí Phèo ra khỏi cộng đồng người lương thiện.
Miêu tả bị kịch lưu manh hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã t/h thái độ lên án đầy căm phẫn với xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam thời kì trước năm 1945. Nhà văn đã cho thấy, nhà tù thực dân cùng những thủ đoạn áp bức tàn bạo, thâm hiểm của bọn cường hào ác bá ở xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng đã đẩy những người nông dân lương thiện như Năm Thọ, Bình Chức, Chí Phèo vào con đường lưu manh hóa, đó chính là những kẻ đã đẻ ra Chí Phèo, đã hủy hoại nhân hình để Chí tt một con quỷ dữ, cùng Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật: người nông dân bị đè nén tới cùng cực sẽ chống trả bằng con đường lưu manh hóa, nhưng đó lại là sự vùng lên cô độc, mù quáng và dễ bị chính kẻ thù của mình lợi dụng. Nhà văn cũng đồng thời bộc lộ niềm xót thương sâu sắc với những con người khốn khổ lạc loài cô độc giữa cuộc đời
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Từ bi kịch người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, Chí Phèo rơi vào bi kịch thứ hai, đau đớn hơn rất nhiều, đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
2.1 Khi bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, nhất là khi trở thành công cụ tội ác vô thực cho Bá Kiến, Chí Phèo cũng đồng thời bị cự tuyệt quyền hòa đồng với cộng đồng người lương thiện, với người dân hiền lành nhân hậu đã từng nuôi nấng, cưu mang hắn,những người luôn lo cho sự yên ổn của mình mà ghét sự lôi thôi nên trán xa Chí Phèo như họ tránh kẻ thù của Chí vậy. Sau này, khi Chí Phèo giết chết Bá Kiến và tự sát, người ta cũng xếp Chí Phèo với Bá Kiến vào cùng một bọn để hả hê: “…hai thằng ấy chết thì không ai tiếc. Rõ thật bọn chúng nó giết nhau nào có phải cần đến tay người khác đâu.”
Bi kịch này đã hé lộ ngay trong thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp ở đoạn văn mở đầu tp khi Nam Cao miêu tả hình ảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại… nhưng tuyệt nhiên ko ai lên tiếng, chẳng ai ra điều dù sau hắn có tức tối chửi cha cái đứa nào không chửi nhau với hắn. Chí Phèo chửi tất cả mà chẳng trúng vào ai bởi ai cũng nghĩ: chắc nó chừa mình ra! Đó là tiếng chửi vu vơ, uất ức của một kẻ lưu manh cô độc khốn khổ giữa cuộc đời. Hình như dưới đáy cùng của cơn say triền miên u tối, Chí vẫn thèm nghe người ta nói với mình, cùng tức là công nhận sự tồn tại của mình trong cộng đồng loài người, dẫu sự công nhận chỉ bằng tiếng chửi, nhưng cả làng Vũ Đại và đúng hơn là cả xã hội loài người kiên quyết ruồng bỏ, tẩy chay hắn. Vì thế nên dù đang say, Chí Phèo vẫn nhận ra là hắn dang rất khổ, uất ức cay đắng. Hắn tự nhủ: Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Lời tự nhủ cho thấy hình như Chí Phèo vẫn luôn mơ hồ cảm thấy nỗi đau đớn của 1 kẻ lạc loài, cũng cho thấy hắn uống rượu không hoàn toàn vì nghiện, hắn tìm đến rượu có lẽ chủ yếu được say, được quên, được gây sự, phá phách và bộc lộ niềm phẫn uất ẩn dấu dấu đó trong cói vô thức mông lung của lòng mình
2.2. Bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện của Chí Phèo được bộc lộ sâu sắc nhất qua câu chuyện tình cảm động mà chua xót giữa Chí Phèo và Thị Nở.
2.2.1 Thị Nở là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, dở hơi, nghèo khổ, người bị coi như một con vật rất tởm. Miêu tả Thị Nở như thê sko hề khiến ngòi bút Nam Cao trở nên tàn nhẫn mà chỉ làm đậm thêm sự chua xót cho cuộc đời Chí Phèo khi một người như Thị Nở mà còn ruồng rẫy, khước từ Chí thì quả hắn không còn cây cầu nào để có thể trở về cuộc đời lương thiện
2.2.2 Lúc đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở bằng bản năng của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách của một thằng lưu manh vừa ăn cướp, vừa la làng. Nhưng rồi, tình thương yêu mộc mạc, chân thành của thị Nở đã đánh thức phần người, phần lương thiện còn sót lại đâu đó trong con quỉ dữ làng Vũ Đại.
2.2.2.1 Đầu tiên là sự trở về của ý thức. Sau một đêm chúng sống với Thị Nở, buổi sáng đầu tiên hắn thức dậy trong tình trạng tỉnh rượu và tỉnh táo để nhận ra ánh nắng rực rỡ, tiếng chi hót ríu rít, nhận ra cả những người đi chợ đến cửa tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng những người bán vải trò chuyện vói nhau…. Nằm trong chiếc lều tăm tối, Chí Phèo đã có thể hình dung ra không gian đầy ánh sáng và âm thanh của thiên nhiên và cuộc sống bên ngoài, nhất là hình dung ra bức tranh ấm áo, bình dị của cuộc sống con người. Những âm thanh và hành ảnh ấy khiến Chí Phèo chợt nhận ra bao lâu nay hắn hoàn toàn sống trong cõi u mê, hoàn toàn bị tách khỏi cuộc sống đời thường bình dị, cuộc đời mà hắn từng là một thành viên. Từ sự nhận thức về không gian, Chí Phèo đến dần với những cảm nhận về thời gian. Chí phảng phất nhớ ra một điều thật chua xót khi những hình ảnh của cuộc sống hiện tại bên ngoài kia hình như đã một thời cũng thuộc về hắn. Những kí ức đâu đó thật xa xôi trong qáu khứ bỗng trở về với Chí, hình như có một thời hắn ước ao có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Sống lại với giấc mơ bình dị xa xôi và lương thiện thơi trẻ, Chí cũng đồng thời ý thức được bi kịch đáng buồn của hiện tại khi hắn thấy mình già rồi mà vẫn còn cô độc. Và như một sự tự nhiên, Chí nghĩ đến tương lai, Chí như trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm chìm đắm trong những cơn say triền miên và u tối, khi nhận ra mình hoàn toàn sống ngoài lề cuộc sống con người. Chỉ nghĩ đến sự cô độc, thậm chí hắn còn nhận ra sự cô độc đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
Ý thức cũng trở về cùng những cung bậc cảm xúc thông thường của con người. Trước tiên là nỗi buồn- nhà văn sử dụng thứ ngộn ngữ nửa trực tiếp khiến sự tự ý thức của Chí Phèo càng thêm sâu sắc. Trong dòng hồi tưởng suy ngẫm, Chí liên tục tự nhủ: chao ôi là buồn! Buồn thay cho đời, rồi lại nao nao buồn. Nuối tiệc giấc mơ hiền lành, lương thiên trong quá khứ, buồn bã với hiện tại, sợ hãi trước tương lai… Có thể thấy, ý thức đã thực sự trở về với Chí trong những cảm nhận sâu sắc về thời gian, không gian. Hắn không chỉ buồn bã hay sợ hãi cho chính mình, hắn còn có khả năng nhận ra tình yêu thương và biết yeu thương, Bát cháo hành thơm thảo của Thị Nở khiến Chí ngạc nhiên và cảm động. Con quỷ dữ từng làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện nay lại thấy mắt hình như ươn ướt. Sự xúc động của hắn chân thành đến tội nghiệp bởi đây là lần đầu tiên sau khi ra tù, hắn không càn pahri cướp bóc hay dọa nạt ai mà lại có ăn; đay cũng là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi tình thương yêu giản dị, mộc mạc của một người đàn bà. Cảm giác hạnh phúc vì được yêu thương đã hiện ra qua ý nghĩ vừa sung sướng vừa thương hại trước sự thiệt thòi của những con người suốt đời không ăn cháo hành không biết cháo hành rất ngon. Thật ra, Chí đâu chỉ cảm nhận vị ngon thông thường của bát cháo hành, hắn đang tận hưởng hương vị của tình yêu. Rồi Chí muốn làm nũng với thị như với mẹ, một so sánh xót xa vì hắn đã bao giờ có mẹ! có lẽ trong tâm trí hắn, mẹ là người có thể đem lại tình yêu thương, sự hiền hậu bao dung, che chở- những điều hắn đang cảm nhận từ Thị Nở; thậm chí lần đầu tiên trong cuộc đời khốn khổ, hắn thấy lòng rất vui. Chí còn thấy đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm nguời say. Và hắn say thị lắm.
Ý thức càng rõ rệt trong những suy nghĩ hướng thiện khi Chí Phèo cảm nhận được niềm hạnh phúc bình dị khi được sống trong sự ấm áp của tình yêu thương. Ý thức được nguyên nhân của sự cô độc đáng sợ khiến Chí Phèo bỗng thấy thèm khát tình thương yêu, thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người, muốn được trở lại với cộng đồng người lương thiện đã từng nuôi nấng, cưu mang hắn. Và sự tỉnh táo giúp hắn hiểu rằng Thị Nở là người duy nhất có thể đưa hắn trở về với cuộc sống bình dị ấy bởi một lí lẽ giản dị tới ngây thơ: thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Chí hi vọng mãnh liệt vào Thị Nở, người sẽ mở đường cho hắn, người sẽ giúp dân làng nhận ra hắn đã thức tỉnh, là hắn cũng có thể ko làm hại được ai để họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện.
2.2.2.2 Tính người cũng đã trở về trong cả những hành động của Chí
Nếu trước đây, tiếng nói mất dần đi, thay bằng những tiếng chửi vu vơ, phẫn uất, cô độc rơi vào sự im lặng thờ ơ của xã hôi loài người thì bây giờ, trong năm ngày sóng với Thị Nở, tiếng nói hiền lành và bình dị của con người Chí cũng biết tỏ tình một cách trân trọng, tình tứ như bất cứ người đàn ông nào khi yêu: “Hay là mình về ở với tớ một nhà cho vui”, Chí chân thành bày tỏ với Thị Nở: “Giá cứ thê snafy mãi thì thích nhỉ?” – lời bày tỏ tội nghiệp cho thấy cả cảm giác hạnh phúc và sự mong manh của hạnh phúc, con người khốn khổ ấy ngay trong thời gian làm người ít ỏi vẫn phấp phỏng những dự cảm về bất hạnh!
Tình người của Thị Nở thức tỉnh tính người của Chí Phèo. Tình yêu thương đã có một sức mạnh kì diệu trả lại nhân tính cho Chí Phèo, phần nhân tính tưởng cái ác đã hủy hoại hoàn toàn.!
2.2.3. Nhưng xã hội phi nhân tính và đầy định kiến đã không cho phép Chí Phèo và Thị Nở được sống trong hạn phúc nhỏ bé, bình dị của họ. Bà cô Thị Nở không chấp nhận nổi việc đâm đầu di lấy một thằng không cha… một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Thái độ của bà cô cũng là thái độ của cộng đồng với những định kiến nghiệt ngã kiên quyết không thừa nhận Chí. Anh nông dân lương thiện ngày xưa qua tay Bá Kiến trở thành quỹ dữ, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính. Nay tuy tình người của Thị Nở đã giúp cho phần Người trong Chí Phèo sống lại, nhưng ngoài Thị Nở, cả làng Vũ Đại không ai nhận ra phần nhân tính đã trở về trong hình hãi quỹ dữ của Chí.Con đường hoàn lương của Chí đã bị cả kẻ Ác và người Thiện chặn đứng. Chí rơi vào bi kịch thứ hai cay đắng, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện.
2.2.4. Tâm trạng và hành động của Chí Phèo trong bi kịch thứ hai.
Khi bị Thị Nở trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô, lúc đầu Chí Phèo không hiểu, hắn đang sống trong giấc mơ hoàn lương thánh thiện, hắn đang hi vọng Thị Nở sẽ đưa hắn trở về với ước mơ bình dị xưa về một gia đình nhỏ…” khiến hắn được trở lại làm anh Chí hiền lành, lương thiện ngày xưa đẻ có thể làm hòa với mọi người. Nhưng rồi những lời của Thị Nở thực ra là những lời bà cô Thị Nở cũng là thông điệp của cộng đồng thấm dần vào tâm thức hắn. Trong giấy lát, Chí choáng váng đến mức chưa thể hình dung nổi tình cảnh của mình khi đột ngột rơi từ đỉnh cao của hạnh phúc và hi vọng xuống đáy vực của bất hạnh và tuyệt vọng. Dù đã phấp phỏng về cái ngắn ngủi mong manh của hạnh phúc, của sự bình yên, nhưng khi bất hạnh hiện hữu một cách tàn nhẫn, khi nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, Chí vẫn bàng hoàng tới mức gần như tê liệt mọi phản ứng. Có tới hai lần Nam Cao miêu tả dáng vẻ ngơ ngác của Chí Phèo, hắn bỗng nhiên ngẩn mặt… rồi lại hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì.
Chỉ tới khi Thị Nở trút xong giận, hả hê đi về, Chí mới định thần lại, ý thức được tình cảnh cùng đường tuyệt lộ của mình, hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại…, thị Nở cứ đi, Chí Phèo đuổi theo thị, nắm lấy tay… cử chỉ tội nghiệp của một kẻ sắp chết đuối hoảng hốt, cuống cuồng bám víu vào cái phao cứu sinh duy nhất… nhưng lại bị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái khiến hắn lăn khoèo xuông sân. Đây là những chi tiết tả thực nhưng hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: khao khát được hoàn lương, Chí Phèo chỉ biết trông cậy vào Thị Nở, nay Thị Nở không thắng nổi sự chi phối nghiệt ngã của xã hội đầy định kiến nên đã khước từ Chí, vậy là cây cầu duy nhất có thể đưa Chí Phèo trở về với cuộc đời lương thiện đã bị rút ngược trở lại, cánh cửa của cuộc đời lương thiện vĩnh viễn đóng lại sao lưng Thị Nở. Ngay khi hiểu ra tình cảnh cùng đường của mình, thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành, ảo giác cho thấy Chí đã ý thức sâu sắc được tình yêu mộc mạc, cảm động giữa hắn với Thị Nở đã ngay lập tức trở thành quá khứ, cũng cho thấy Chí thèm khát tình thương yêu mãnh liệt hơn mọi thứ trên đời. Thậm chí sau đó, khi quá tuyệt vọng đau khổ mà phải lôi rượu ra uống, Chí vẫn thoáng ngửi thấy hơi cháo hành. Hơi cháo hành thơm thảo, hương vị ngọt ngào của tình yêu thương thoảng về trong tâm trí như một nỗi nuối tiếc cay đắng. Hạnh phúc bình dị Chí từng mơ ước trong quá khứ, từng được hưởng trong những ngày ngắn ngủi ở bên Thị Nở đã vĩnh viễn rời bỏ hắn.
Chí Phèo lấy rượu ra uống, nhưng sự thức tỉnh mãnh liệt đến mức càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh càng đau đớn để đối mặt với nỗi bất hạnh cùng đường của mình. Ngôn ngữ nửa trực tiếp lại cho thấy những khổ sở cay đắng tràn ngaaoj trong lòng Chí. Chí tức giận chính sự tỉnh táo của mình bở vì :Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hắn càng khổ sở khi cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành đâu đó; những nỗi tiếc nuối, phẫn uất, đau đớn và nhất là cảm giác cô độc, tuyệt vọng bị đẩy lên tận cùng khiến người đàn ông khốn khổ ôm mặt khoc rưng rức! Có cái gì đau tới không chịu đựng nổi khi phải chứng kiến tiếng khhocuộc sống bất lực của một kẻ vĩnh viễn bị đẩy ra khỏi thế giới loài người, con người khao khát trở về, khao khát hoàn luowngaasy đang bị bỏ lại cho vơ bên kia bờ vực thẳm! Uống say rồi, Chi cầm dao đi trả thù cho những nỗi uất hận trong lòng gã. Hắn định đến nhà Thị Nở, nhưng cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà Thị Nở?- phải chăng đó chính là sự mách bảo sâu xa của tiềm thức khiến chí hiểu rằng hắn phải đi tìm kẻ thù ở chỗ khác. Thị Nở đã thức tỉnh nhân tính của Chí Phèo bằng tình yêu thương và taams lòng nhân hậu; bà cô thị lại thức tỉnh nỗi bất hạnh cùng đường của hắn bằng định kiến của một xã hội tỉnh táo- hộ đều không có tôi. Tiềm thức đã đưa Chí đến đúng nơi cần đến, đó là nhà Bá Kiến, kẻ thù lớn nhất trong đời Chí, kẻ thâm hiểm và tàn bạo đã biến anh Chí hiền lành lương thiện của dân làng thành một tên lưu manh, một kẻ khốn khổ cùng đường như hôm nay. Chí Phèo chỉ vào mặt Bá Kiến, dõng dạc đòi quyền làm người lương thiện; nhưng đó là một khát vọng vô vọng vị chính Chí Phèo cũng hiểu rằng: “Ai cho tao lương thiện…Tao không thể là người lương thiện nữa”- đó là câu nói tỉnh táo nhất và cũng cay đắng nhất của Chí Phèo khi hắn tự ý thức được sự chối từ của xã hội và tình cảnh tuyệt vọng của mình. Nhận rõ bản chất độc ác của bá Kiến, kẻ đã đấy Chí xuống vực thẳm tha hóa, đã tước bỏ phần nhân tính trong Chí khiến Chí không thể trở lại làm người, Chí Phèop đã đâm bá Kiến để trả thù cho tất cả những bi kịch đau đớn trong cuộc dời mình.
Giết chết bá Kiến, Chí Phèo cũng ko thể tiếp tục tồn tại trong 1 cộng đồng tuyệt đối không có ai thừa nhận hắn. Nhân tính đã trở về, Chí không thể tiếp tục làm quỉ, chẳng được làm người, Chí Phèo chỉ còn con đường duy nhất là tự kết liễu cuộc đời mình, đó là đỉnh cao của bi kịch, cũng là đỉnh cao của ý thức con người. Cái chết của Chí cũng là kết cục tất yếu trong bi kịch của người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, muốn hoàn lương mà bị khước từ.
Kết luận về tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo là 1 hình tượng nhân vật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trước hết, đó là 1 điển hình nth bất hủ với chân dung ngoại hình, tính cách, tâm trạng và số phận được khắc họa sinh động, vừa tiêu biểu cho một bộ phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, vừa là con người cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ- 1 người lạ quen biết trong văn chương.
Thông qua những bi kịch đau đớn của Chí Phèo, Nam Cao đã t/h được những tư tưởng nhân đạo cao cả, vừa bộc lộ nỗi xót thương vô hạn cho thân phận những con người bất hạnh trong xã hội cũ, vừa khẳng định niềm tin vào bản chất tốt đẹp trong con người họ, niềm tin vào phần thiện lương ko thể bị hủy hoại dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.