Thông qua các tính cách bi kịch của Vũ Như Tô và Đam Thiềm qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, qua mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích thiết thực của nhân dân, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện quan điểm nhân dân, cũng đồng thời bộc lộ thái độ ngưỡng mộ, trân trọng và cảm thông sâu sắc với những nghệ sĩ có tài năng và tâm huyết nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội khắc nghiệt.
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mạc Tử
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu
» Tổng ôn tác phẩm Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ VŨ NHƯ TÔ (VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI)
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng là một nghệ sĩ lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những thành công xuất sắc ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa sâu sắc, thâm trầm. Sinh thời, ông luôn khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn, nói được những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sáng và nghệ thuật.
Vở kịch Vũ Như Tô
Vũ Như Tô là một trong những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng nói riêng, của thể loại kịch nói hiện đại Việt Nam nói chung. Từ một sự kiện lịch sử xả ra ở Thăng Long vào khoảng đầu thế kỉ XVI, dưới triều vua Lê Tương Dực, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu và sáng tạo nên Vũ Như Tô, đặt tra những vấn đề lớn lao, sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. Vở kịch được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào năm 1942, đề tựa 1942. Đoạn trích là hồi V, cũng là hồi kết của vở bi kịch.
Bi kịch thường được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự hủy diệt những giá trị quan trọng của con người. Nhân vật bi kịch là những con người có say mê, khát vọng lớn lao, cũng có thể có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (TRÍCH VŨ NHƯ TÔ)
Vũ Như Tô
Tài năng, khát vọng và nhân cách Vũ Như Tô
Vũ Như Tô là người nghệ sĩ tài ba, một kiể kiến trúc thiên tài, là hiện thân của niềm khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như Tô là thiên tài ngàn năm chưa dễ có một, chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, là người có thể sai khiến gạch đã như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vơn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ.
Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có niềm say mê mãnh liệt với nghệ thuật, với cái Đẹp, có hoài bão lớn lao, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Cũng như ông già Xantiago của Hêmingguê cả đời ước mơ đánh được con cá lớn, như văn sĩ Hộ của Nam Cao khát khao hướng đến một tác phẩm ăn giải Noben, Vũ Như Tô cũng mong mỏi đem tài năng của mình xât dựng cho đất nước một tòa lâu đầi bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công, để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Đó là hoài bão của một nghệ sĩ chân chính có ý thức sâu sắc về trách nhiệm nghệ thuật của mình với đất nước, với non sông và hậu thế. Muốn khẳng định tài năng của mình, muốn dùng tài năng ấy để tạo ra một công trình vĩ đại, hữu ích cho cuộc đời, đó cũng là biểu hiện của ý thức cá nhân trong mỗi con người đối với cuộc đời.
Vũ Như Tô cũng là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó sâu sắc với nhân dân, cũng là người có bản lĩnh dũng cảm và nhân cách cao đẹp. Khi Lê Tương Dực buộc ông xây dựng Cửu Trùng Đài để thỏa mãn cuộc sống xa hoa trụy lạc của cung nữ, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối, nhân cách trong sáng không cho phép ông mang tài năng của mình phục vụ cho sự ăn chơi của bọn vua chúa, tham quan; thậm chí khi bị vua dọa giết, ông còn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân bạo chúa. Ông cũng không hề hám lợi, khi được vua ban thưởng vàng bạc, lụa là, ông đã đem chia hết cho thợ thuyền.
Có tài năng, nhân cách cùng những hoài bão, đam mê, đó là những yếu tố hoàn toàn có thể đưa Vũ Như Tô tới thành công. Nhưng Vũ Như Tô không chỉ có say mê, khát vọng lớn lao, ông có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Và đó là nguyên nhân biến Vũ Như Tô thành nhân vật có kết cục bi thảm.
Bi kịch của Vũ Như Tô
Cội nguồn bi kịch
Bi kịch của Vũ Như Tô lại xuất phát từ chính những phẩm chất tốt đẹp của ông. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có lí tưởng nghệ thuật chân chính, cao cả- tài năng siêu việt và niềm đam mê dâng hiến, sáng tạo cái đẹp của Vũ Như Tô chính là yếu tố cần thiết đầu tiên có thể giúp ông thể hiện những khát vọng, hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên, để xây dựng một công trình đồ sộ, vĩnh hằng cho đất nước thì Vũ Như Tô lại hoàn toàn bất lực vì cá nhân ông không có quyền lực và bạc tiền- những điều kiện để thi thố tài năng. Đấy chính là nguyên nhân đầu tiên của những bi kịch khi nguwoif nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo, thi thố tài năng.
Theo lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lơi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn để thực hiện tâm nguyện, khát vọng nghệ thuật cao cả của mình. Sự kết hợp này là nguyên nhân trực tiếp của những sai lầm và đẩy Vũ Như Tô vào tình thế bi kịch.
Sai lầm và tình trạng bi kịch Vũ Như Tô
Sai lần trong nhận thức
Vũ Như Tô cho rằng mình hoàn toàn quang minh chính đại khi chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa lâu đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công, để nhân dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Trong hồi V, khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, Vũ Như Tô vẫn là người nghệ sĩ đắm chìm trong trạng thái mơ màng, ảo tưởng của mình, say đắm đam mêvới giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài. Hơn một lần, Vũ Như Tô ngạc nhiên khẳng định: Tôi làm gì nên tội?… Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. Vũ Như Tô không hiểu vì sao nhân dân căm giận ông: nhưng có lí do gì họ giết tôi. Tôi gây thù chuốc oán gì với ai?
Sai lầm của Vũ Như Tô bắt nguồn từ việc ông chỉ thuần túy đứng trên lập trường của người nghệ sĩ say mê, khao khát sáng tạo cái Đẹp mà không đứng trên lập trường của cái Thiện để nghĩ đến quyền lợi của nhân dân. Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô là chân chính, nhưng đó là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời. lí tưởng ấy hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử- xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân lao động. Muốn thể hiện lí tưởng nghệ thuật, Vũ Như Tô phải đi ngược lại lợi ích của nhân dân, còn nếu nghĩ cho lợi ích thiết thực của nhân dân thì lại không thể thể hiện ước mơ nghệ thuật của mình, đó là sự luẩn quẩn không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không nghĩ đến một thực tế: trước khi là một công trình hùng viix, tráng lệ của đất nước, đem lại niềm vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế, Cửu Trùng Đài sẽ là nơi ăn chơi sa đọa của Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài tuyệt nhiên không có ích gì đối với nhân dân lao động, ngược lại, công trình ấy được xây dựng bằng mồ hôi xương máu và tiền bạc của nhân dân. Cửu Trùng Đài vì vậy trở thành biểu tượng của cái Đẹp sang trọng, siêu đẳng nhưng phù hiếm, cái Đẹp cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác…
Sai lầm trong hành động
Để đạt được khát vọng nghệ thuật,để dựng một kì công muôn thuở cho đất nước, , Vũ Như Tô đã phải trả giá cho Cửu Trùng Đài bằng mồ hôi, khắc nghiệt, gắt gao, đã ra lệnh chém những người thợ bỏ trốn. Vũ Như Tô làm những việc ấy bằng suy nghĩ rất giản đơn, trong sáng là vì cái Đẹp, vì đất nước, do vậy, ông hoàn toàn tin vào sự đúng đắn của mình, không ý thức được sai lầm của mình cả trong suy nghĩ và hành động
Tình trạng bi kịch
Có thể thấy Vũ Như Tô hoàn toàn không có tiếng nói chung với cả Lê Tương Dực và nhân dân: Vũ Như Tô mong xây dựng Cửu Trùng Đài để tô điểm cho đất nước- đó là khát khao sáng tạo và dâng hiến cái đẹp cho đất nước của một nghệ sĩ chân chính; Lê Tương Dực muốn có Cửu Trùng Đài để ăn chơi sa đọa- đó là ước muốn của một tên bạo chúa; nhân dân chỉ mong cuộc sống yên ổn, ấm no- đó là ước mơ chính đáng của người lao động nghèo khổ, do đó, Cửu Trùng Đài được coi là mối họa thực sự với cuộc sống của họ. Vì thế, Vũ Như Tô đã trở nên cô độc trong hàng trình đi đến tận cùng đam mê và sáng tạo- Lê Tương Dực chỉ coi ông là phương tiện giúp hắn thỏa mãn ăn chơi, nhân dân căm thù Vũ Như Tô, coi ông là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những đau khổ: vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông… việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã dẫn đến những đại nạn. đại dịch, Cửu Trùng Đài càng xây cao, càng tốn kém, nhân dân cũng khốn quẫn, mệt mỏi, mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với những người lao động ông hằng yêu qúy càng gay gắt hơn.
Nhưng bi kịch của Vũ Như Tô không dừng lại ở sự đơn độc. Tuy khác nhau về lí tưởng nhưng Vũ Như Tô lại có chung mục đích với tên hôn quân bạo chúa, đó là cùng mong muốn xây dựng thành công Cửu Trùng Đài, khát vọng nghệ thuật cao cả đã đẩy ông tới tận cùng cái ác, khiến ông trở thành kẻ thù cùng hội cùng thuyền với Lê Tương Dực khi cùng hắn vun trồng bông hoa ác bằng xương máu nhân dân. Vậy là Vũ Như Tô không chỉ đối mặt với mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật của riêng minhững, giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân, Vũ Như Tô còn tự mình gánh them mâu thẫn giữa đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân với đời sống xa hoa, trụy lạc của bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng.
Kết cục của bi kịch
Khi cuộc nổi loạn diễn ra, Đam Thiềm tỉnh táo và hoảng hốt giục Vũ Như Tô bỏ trốn, Vũ Như Tô kiên quyết không chịu.
Ông vẫn chìm đắm trong ảo tưởng về động cơ tronng sáng và sự chính đại quang minh của mình; ông tin rằng chỉ cần giải thích để mọi người hiểu động cơ đẹp đẽ ấy thì tất cả sẽ được giải quyết, tin rằng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe nổi loạn: Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước?… Nguyễn Hoắng Du sẽ biết cho ta, ta không có tôi, chủ tướng các sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng môt kì công muôn thưở… Có thể thấy Vũ Như Tô hoàn toan như một kẻ mộng du trong ảo vọng của mình: Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai…
Vũ Như Tô không chịu bỏ trốn còn là vì tình yêu mê đắm, sự gắn bó máu thịt giữa ông và Cửu Trùng Đài. Nghe Đam Thiềm kêu lên: Nguy đến nơi rồi…Ông trốn đi, Vũ Như Tô ngạc nhiên: Lạ chưa? Nguy làm sao?Đài Cửu Trung chia năm đã được một phần… tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng cới Cửu Trùng Đài, tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây, tôi chạy đi đâu? Với một nghệ sĩ chân chính như Vũ Như Tô, CCửu Trùng Đài là tác phẩm nghệ thuật làm nên ý nghĩa cuộc đời ông. Thái độ và lời nói của ông đem đến cảm nhận về sự u mê, mù quáng, nhưng nó lại là những biểu hiện nhất quán của niềm đam mê nghệ sĩ với cái đẹp và lí tưởng nghệ thuật của mình. Chính niềm đam mê đã làm nên hi vọng mù quáng của Vũ Như Tô.
Vũ Như Tô chỉ thực sự tuyệt vọng khi tận mắt nhìn thấy Cửu Trùng Đài bị quân phiến loạn đốt cháy. Ông rú lên đau đớn: Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!Ôi đảng ác! Ôi muốn phần cằm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đam thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Nhưng tiếng kêu liên tiếp vừa ai oán, căm giận, vừa thê thảm đau đơn- đó là nỗi đau cho khắt vọng lớn lao bị sụp đổ tan tành , đau cho tấm lòng tri kỉ của Đam Thiềm bị bỏ phí, đâu cho cái Đẹp tuyệt diệu cao cả bị hủy hoại, những tiếng kêu đâu đớn dồn dập vang lên. Hòa nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng, đó cũng la âm hưởng chủ đạo của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Sau những ảo tưởng, mơ mộng, sự vỡ mọng đưa đến nỗi đau đớn kinh hoàng và sự tuyệt vọng tột cùng. Vũ Như Tô đa hoàn thành trung thực khi khẳng định: Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài, khi kêu lên cay đắng phú cho ta cái tài làm gì?- Với Vũ Như Tô, tài năng không phải thứ đồ trang sức, tài năng chỉ có giá trị khi nó giúp ông thực hiện ý tưởng nghệ thuật, sáng tạo nên cái đẹp cao cả và huy hoàng…tô điểm cho đất nước; và khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy trong ngọn lửa căm giận và hận thù, Vũ Như Tô chua chát: Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháo trường! Đó là kết cục đau đớn trong một tấn bi kịch không lối thoát của một thiên tài có say mê, khát vọng lớn lao, nhưng cũng có những sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
Đam Thiềm.
Là 1 cung nữ có tầm lòng liên tài, sự đam mê của Đam Thiềm với cái tài, cụ thể là tài năng sáng tạo ra cái đẹp đắm đuối như một thứ bệnh- bênh Đam Thiềm chính là bênh mê dắm tài hoa siêu Việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái Đẹp. Vì tấm lòng liên tài ấy nên khi Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đam thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại , mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật đồ sộ, vĩnh hằng, một kì công muôn thuở… cao cả, huy hoàng…như một cảnh bồng lai…giữa cõi trần lao lực. Trong suốt thời gian xây dựng Cửu Trùng Đài, nàng luôn bên cạnh động viên, khích lệ Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ tài năng siêu việt của người nghệ sĩ st ra cái Đẹp, đó là những nét tính cách của một người tri âm tri kỉ.
Đam mê cái Đẹp, cái Tài nhung Đam Thiềm không u mê, mù quáng, đắm chìm trong mơ mộng như Vũ Như Tô mà là nguoi tỉnh táo, sáng suốt, Khi nhận thức được sự thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài, nàng không còn đặt hi vọng vào sự thành bại cuae Cửu Trùng Đài nữa, tâm trí Đam Thiềm hoàn toàn tập trung vào việc bảo vệ mạng sống cho Vũ Như Tô, nguoi nghệ sĩ tài ba ngàn năm không dễ có 1. Đam Thiềm khẩn khoản giục Vũ Như Tô đi trốn, nàng liên tục giục giã Vũ Như Tô: Ông trốn đi…Ông phải trốn đi…ông hãy tạm lánh đi…trốn đi để chờ cơ hội khác…ông trốn đi, mau lên, khổ lắm…Tránh đi! Trốn đi! Đợi thời là thượng sách. Đừng để phí tài trời. Trốn đi! Thậm chí, Đam Thiềm chắp tay lay Vũ Như Tô: Tôi xin ông, ông nghe tôi trốn đi! Trong giây phút nguy hiểm, nàng khẳng định với Vũ Như Tô: Tôi chết đi không thiệt hại cho đời. Còn ông, ông phải trốn đi mới được. Cũng vì tấm lòng liên tài, Đam Thiềm sẵn sáng nhận chết thay cho Vũ Như Tô để bảo vệ tài năng của ông. Nàng cầu xin Ngô Hạch: Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết, nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài…Nước ta còn cần thợ tài để tô điểm. Khi thấy không thể cứu được Vũ Như Tô, Đam Thiềm đau đớn buông lời vĩnh biệt tất cả: Ông Cả! Đài lớn tan tành! Xin cùng ông vĩnh biệt! Đó là lời vĩnh biệt của một người tri âm với một người tri kỉ, một kẻ liên tài với 1 tài năng siêu việt, của 1 nguoi đam mê cái đẹp với giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài!
Mâu thuẫn bi kịch
Mâu thuẫn thứ 1: Mâu thuẫn giữa nhân dân đói khổ lầm than và bọn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng sống xa hoa, trụy lạc. Mâu thuẫn này đã được tác giả giải quyết theo quan điểm của nhân dân với kết cục: Lê Tương Dực chết, Nguyễn Vũ tự sát
Mâu thuẫn thứ 2: Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đờivà lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân. Mâu thuẫn này chưa được tác giả giải quyết thỏa đáng. Điều này thể hiện qua sự ngơ ngác của Vũ Như Tô, cho tới lúc chết vẫn không ý thức được sai lầm của mình, vẫn đinh ninh rằng mình vô tội, cũng thể hiện ngay trong lời tựa cuối vở kịch của tác giả: Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?…Than ôi! Những kẻ giết Vũ Như Tô phải hay Vũ Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bênh với Đam Thiềm.
Mâu thuẫn thường chỉ có hai cách giải quyết: Hoặc triệt tiêu một bên, hoặc hòa giải- Ở mâu thuẫn 1, giết chết bạo chúa là triệt tiêu mâu thuẫn, nhưng trong mâu thuẫn thứ 2, hòa giải không được vì sự cố chấp hồ đồ của Vũ Như Tô và nhân dân, cũng không thể triệt tiêu, vì Vũ Như Tô dù chết vẫn không nhận thức được vấn đề, còn nhân dân cũng không hiểu ý nghĩa sáng tạo của nghệ sĩ, không thể sáng suốt khi mù quáng theo quân nổi loạn đốt phá Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết khi đời sống vật chất và sau đó là đời sống tinh thân của người dân được nâng cao, khi họ ý thức được vai trò của cái Đẹp trong đời sống, có nhu cầu sáng tạo và thưởng thức cái đẹp. Khi đó, cái Đẹp không còn xung đột với cái Thiện. Nỗi băn khoăn của tác giả xuất phát từ quan điểm của nhân dân và niềm cảm phục tài trời của nghệ sĩ, sự nhạy cảm với bi kịch của tài năng.
KẾT LUẬN
Thông qua các tính cách bi kịch của Vũ Như Tô và Đam Thiềm, qua mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích thiết thực của nhân dân, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện quan điểm nhân dân, cũng đồng thời bộc lộ thái độ ngưỡng mộ, trân trọng và cảm thông sâu sắc với những nghệ sĩ có tài năng và tâm huyết nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội khắc nghiệt.