Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương, ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao
Khái quát về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ
Tác giả Thạch Lam
Thạch Lam (1910-1942) là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì 1930-1945. Mặc dù là một nhà văn lãng mạn nhưng tác phẩm của ông lại giàu yếu tố hiện thực, thấm đượm lòng nhân ái và niềm xót thương những con người bất hạnh. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ trữ bài thơ đượm buồn trong đó có bài thơ Hai đứa trẻ.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (1938). Truyện ngắn thể hiện niềm xót thương chân thành và thấm thía của nhà văn với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mỏi trong phố huyện tăm tối, cũng đồng thời phát hiện, trân trọng, nâng niu những mong ước khiêm nhường, nhỏ nhoi và rất mơ hồ trong tâm hồn họ.
Tìm hiểu tác phẩm Hai đứa trẻ
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện và sự cảm nhận của bé Liên, cô bé nghèo có tâm hồn nhạy cảm và trái tim nhân hậu.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã miêu tả một bức tranh thiên nhiên với những nét đặc trưng nhất của một không gian phố huyện, vừa làm nền cho hoạt động của còn người, vừa gián tiếp thẻ hiện tâm trạng nhân vật, tạo ra chất trữ tình rất đặc biệt cho truyện ngắn. Đó là bức tranh thiên nhiên êm ả, đượm buồn của phố huyện nghèo trong giờ khắc ngày tàn.
Cảnh ngày tàn trước hết được gợi ra qua âm thanh của tiếng trống thu không. Trong cảm nhận của Liên, những âm thanh ấy vang ra từng tiếng một- cảm giác cho thấy không gian xung quanh Liên rất yên ả, tĩnh lặng, và trong một sắc thái nào đó, nó gợi liên tưởng tới sự ngưng đọng buồn tẻ của thời gian. Tiếng trống ấy với Liên không đơn thuần chỉ là tín hiệu vô chi, hờ hững của thời gian, nó là những âm thanh vang ra để gọi buổi chiều- động từ gọi khiến tiếng trống phút hoàng hôn như có linh hồn, có tâm trạng, một linh hồn ảm đạm, một tâm trạng buồn bã-một nỗi buồn của âm thanh gợi một nỗi buồn trong cảnh vật, một sự giao cảm tha thiết, u hoài.
Câu văn “Chiều, chiều rồi…” tựa như một câu thơ trong bài thơ trữ tình đượm buồn, nó là tiếng kêu khẽ khàng, tiếng thở dài âm thầm của nhà văn, của nhân vật để bộc lộ nỗi buồn dịu dàng tỏng một chiều êm ả như ru… Trong không gian êm ả của chiều quê, chỉ có tiếng ếch nhái văng vẳng gợi sự buồn tẻ, hiu quạnh của xóm làng, tiếng muỗi vo ve làm rõ hơn sự tĩnh lặng, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ từng loạt vừa êm đềm, thi vị vừa man mác u buồn…
Thiên nhiên còn được hiện ra trong những hình ảnh, màu sắc đầy ấn tượng. Đầu tiên là hoàng hôn với hình ảnh mặt trời đỏ rực như lửa cháy, những đám mây hồng được só ánh với “hòn than sắp tàn”- đó đều là những gam màu chói gắt và ấm nóng, nhưng vẫn không xua được cảm giác về sự lụi tàn bao trùm lên không gian chiều quê.
Sau cảnh hoàng hôn là những hình ảnh đầy ấn tượng của bóng tối. Bắt đầu là một nét vẽ ngược sáng của hoàng hôn với bóng tối đen sẫm của dãy tre làng in lên nền trời, rồi sau đó, bóng tối mênh mông, thăm thẳm, dày đặc trùm lên con đường ra sông, con dường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng và toàn thể không gian phố huyện.
Bóng tối không chỉ phủ lên cảnh vật, bóng tối còn ngập dần đầy trong mắt Liên, thấm vào tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của em, nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn… Đó là nỗi buồn dường như vô cớ, ngay Liên cũng không hiểu sao mình lại buồn, có lẽ đó là nỗi u hoài vốn có của con người khi chứng kiến sự trôi chảy, tàn lụi của thời gian.
Và cũng có thể thấy trong tâm hồn Liên, bóng tối ở phố huyện không hề xa lạ hay dáng sợ mà gần gũi, quen thuộc, đầy thi vị, nhà văn miêu tả Liên gồi trong một đêm mùa hạ êm như nhung… đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng ruộng vẫn mênh mang và yên lặng…- những câu văn không chỉ thể hiện chất thơ của cuộc sống mà còn bộc lọ cả sự tinh tế trong tâm hồn con người.
Thiên nhiên phố huyện còn được miêu tả thật gợi cảm với ngàn sao lấp lánh trên bầu trời đêm thăm thẳ lẫn với vệt sáng nhấp nahays của đom đóm chập chờn, khuất lấp trong những cành cây.
Thiên nhiên phố huyện đã được miêu tả vơi sự hòa hợp giũa hình ảnh, âm thanh, màu sác,ánh sáng và cả bóng tối trong những câu văn êm ả như thơ. Đặt trong ánh mắt quan sát tinh tế và sự cảm nhận mơ mộng của Liên, bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện nghèo vừa êm đêm, vừa thân thuộc, thấm được cảm xúc trìu mến, nâng niu của con người trước cảnh sắc quê hương.
Bức tranh cuộc sóng của con người nơi phố huyện
Bức tranh cuộc sống con người nơi phố huyện trước hết được gợi ra trong cảnh chiều tàn. Phố huyện vốn đã nghèo, chợ huyện cũng nghèo, khi chợ chiêu đã vãn, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn những lều quán trơ trọi, rác rưởi ngổn ngang, sự nghèo nàn tàn tạ càng hiện rõ. Không còn sự đông đúc để nhìn, không còn sự ồn ào để nghe, hai đứa trẻ cảm nhạn sự tĩnh lặng tàn tạ của cảnh chợ chiều qua khứu giác: mùi âm ảm bốc lên,hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát hụi quen thuộc quá, khiến hai chị em Liên tưởng là mùi riêng của đát, của quê hương này…- một sự cảm nhận của con người có niềm yêu mến gắn bó thân thiết với quê hương.
Cảnh tàn tạ cuối ngày đã khiến Liên buồn man mác, những khiếp người mòn mỏi nơi phố huyện nghèo càng khiên trái tim nhân hậu, nhạy cảm của em tràn ngập niềm thương xót.
Nhìn những đứa trẻ con nhà nghèo.., cúi lom khom… nhặt rác, tìm tòi những thứ còn dùng được trong chỗ nhặt rác rưởi ở chợ, Liên động lòng thương dù chính em cũng không có tiền để giúp lũ trẻ. Bản thân duy trì sự sống bằng những phế thải của sự sống đã cho thấy sự tàn tạ buồn thảm của cuộc sống nơi đây.
Tiêu biểu cho những kiếp đời tàn là hình ảnh của mẹ con chị Tí. Ban ngày ò cua bắt tép, một công việc chất chưởng cầu may, tối về mới dọn hàng nước. Khách hàng của chị loanh quanh cũng chỉ là vài anh phu xe, phu gạo, mua nhiều lắm cũng chỉ bát nước chè tươi hay điếu thuốc lào- kiếm chẳng được là bao mà hôm nào chị cũng dọn hàng.
Xem thêm: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Tuy nhiên, dáng điệu uể oải, thái độ chán chường mà nhất là cái chép miệng đày ngán ngẩm: ối chao, sơm với muộn mà có ăn thua gì… cho thấy chị Tí dọn hàng không trông mong sinh kế, không có niềm vui, chị làm chỉ như một thói quen tẻ nhạt, nhàm chán, một sự lặp lại mòn mỏi, đơn điệu mỗi ngày.Hình ảnh chiếc đèn con của chị trở đi trở đi trở lại trong truyện như một biểu tượng đầy ám ảnh về những kiếp sống leo lét trong bóng tối của xã hội cũ.
Chiếc đèn không làm cho cuộc đời họ sáng thêm nhưng lại đủ sức soi rõ sự nghèo khổ, héo hắt của họ. Ấn tượng nhât cho những kiếp đời tàn là hình ảnh bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách, lảo đảo khuất dần trong bóng tối… Cảnh hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ không chỉ thể hiện cảm giác sợ hãi mà còn bộc lộ nỗi sót thương, ái ngại cho một kiếp sống vô cảm, vô thức.
Cuộc đời cụ cũng là một bóng tối triền miên, góp phần làm dày đặc thêm bóng tối của phố huyện.Góp thêm cho sự tàn tạ của cuộc sống những cư dân phố huyện là hình ảnh bác phở Siêu với món quà xa xỉ thường là ế ẩm, là gia đình bác Xẩm trên manh chiếu rách, với mấy tiếng đàn bầu bật trong yeenn lặng không có người nghe, lag hình ảnh thằng con lê la nghịch nhặt rác bẩn vùi trong cát bên đường.
Bản thân hai chị em Liên và An cũng đang sống trong một kiếp đời tàn. Cuộc sống với những gì có thể coi là tốt đẹp đã lùi vào dĩ vãng trong kí ức của xa xăm, mơ hồ của hai đứa trẻ về Hà Nội, một vùng sáng rực và lấp lánh với những cốc nước lạnh xanh đỏ…
Bây giờ, bố mất việc, mẹ quần quật suốt ngày với gánh hàng xáo, hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, ế ẩm- sự nghèo nàn, tàn tạ trong cuộc sống của hai đứa trẻ hiện ra trong hình ảnh chiếc chõng nan sắp gãy kêu cót két, tấm phên núa dán giấy nhật trình cũ nát, hai bánh rưỡi xà phòng bán được trong ngày chợ phiên!
Ở cuối truyện, khi đoàn tàu đã đi qua, khi không còn gì để chờ đợi, hai đứa trẻ thiếp đi trong giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối. Chi tiết này cho thây cuộc sống ban ngày của hai đứa trẻ nhạt tới mức ngay cả trong giấc mơ cũng là một cõi tăm tối hư vô.
Như vậy, ngày này qua ngày khác, chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì đấy tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Tất cả những cư dân phố huyện sống âm thầm, mòn mỏi trong bóng tối, xơ xác, héo hắt trông nghèo khổ, và họ vẫn mơ hồ chờ đợi” một cái gì” tốt đẹp hơn dẫu sự chờ đợi ấy thật xa xôi , vô vọng.
Có thể nhận ra sự chờ đợi ấy trong lời nhắc chậm rãi, bâng quơ của chị Tí về những người khách hàng chưa ra, trong cách góp chuyện bằng tiếng đàn buồn bã của bác Xẩm hay cái “ ngểnh cổ” trông ngóng của bác Siêu khi hướng về phía ga đón đợi đoàn tầu, đặc biệt là qua tâm trạng khắc khoải của hai đứa trẻ khi hằng đêm chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua ga xép nhỏ của phố huyện…
Hi vọng vào sự thay đổi của cuộc đời, dù mong manh, mơ hồ,Thạch Lam vẫn cho thấy những con người ở đây không muốn bị chìm lấp vào bóng tối, không muốn sự tồn tại của mình trong cuộc đời trở thành vô nghía bởi sự quẩn quanh mòn mỏi.
Tâm trạng của Liên và An trong cảnh đợi tàu
Đêm nào Liên và An cũng cố thức chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua ga xéo nhỏ của phố huyện. Dù mẹ có dặn phải cố thức để đợi những người khách cuối cùng của đêm khuya nhưng trong thực tế, cửa hàng tập hóa nhỏ xíu của Liên và An ngay trong ngày chợ phiên cũng chẳng bán được gì nhiều, cho nên đêm tối càng chẳng hi vọng bán được hàng, Lien khống trông mong ai đến mua nữa.
Với lại, đêm họ chỉ mau bao diêm hay gói thuốc là cùng…Như vậy, việc chờ đoàn tàu hằng đêm của Liên và An không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất mà hầu như chỉ xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần.
Hàng ngày, hai đứa trẻ phải sống trong một thế giới buồn tẻ, tăm tối và nghèo khổ của phố huyện. Chính cuộc sống quẩn quanh, tàn tạ bao bọc xung quanh hai đứa trẻ cũng như sự đơn điệu tẻ nhạt trong cuộc sống nghèo khổ của chính chúng khiến cho Liên và An khao khát, khắc khoải chờ đợi giờ khắc đoàn tàu đêm từ Hà Nội đi qua.
Đoàn tàu là sự hoạt động cuối cùng của đem khuya, với hai đứa trẻ, hoạt động ấy có khả năng khuấy động mãnh liệt, nhịp sống tẻ nhạt, tù đọng của phố huyện nghèo, đem lại cho nó sự đổi thay dù chỉ trong chốc lát. Đoàn tàu đem đến cho phố huyện một thế giới khác hẳn: nếu phố huyện tàn tạ, tối tăm thì đoàn tàu sáng trưng và rực rỡ, nếu phố huyện tù đọng, ngưng trệ thì đoàn tàu náo nhiệt và sống động, nếu phố huyện sơ xác, nghèo khổ thì đoàn tàu sang trọng và giàu có. Sự khác biệt sâu sắc giữa hai thế giới ấy là nguyên nhân của niềm khao khát được chờ đợi của hai đứa trẻ.
Bạn đọc cũng quan tâm: Thi pháp truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Niềm khao khát khiến giờ khắc đoàn tàu ngang qua ga xép nhỏ của phố huyện trở thành một thời khắc thiêng liêng,trang trọng- thiêng liêng, trang trọng đến mức nếu bỏ lỡ giờ khắc ấy thì một ngày của hai đứa trẻ sẽ trôi qua vô nghĩa. Hai đứa trẻ buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu, bé An trước khi đi ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến.
Tàu chưa đến, hai đứa trẻ đã nhận thấy dấu hiệu của nó qua sự xuất hiện của người gác ghi. Tà còn ở phía xa, Liên đã trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, đã xúc động nghe tiếng cói xe lửa từ đây vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi- trong tâm trí Liên, tiếng cói tàu trở thành một âm thanh mơ hồ, xao xuyến, ngân vang, tiếng cói dịu dàng trong gió đêm, trong sự chờ đợi da diết của con người.
Thế rồi, hai chị em choáng ngợp trước hình ảnh đoàn tàu rầm rộ đi tới, háo hức lắng nghe tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi…tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, quan sát thấy cả một làn khói bừng sáng trắng phía xa…Khi tàu ngang qua, Liên và An say mê ngắm nhìn các toa tàu đèn sáng trưng…những toa trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền sáng lấp lánh, và sau cùng, khi đoàn tàu khuất dần trong đêm tối, chỉ để lại những đốm sáng nhỏ bay tung trên đường sắt… chiếc đèn xanh treo trên toa cuối cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, hai đưa trẻ vẫn ngẩn ngơ dõi theo cái chấm nhỏ của ngọn đèn ấy trong niềm tiếc nuối, khát khao.
Thực ra, đó là chuyến tàu không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ bao nhiêu xúc động. Sự xúc động đó hiện lên trong cử chỉ Liên cầm tay em không đáp khi An hỏi chị một câu gì đó; trong dáng vẻ Liên lặng người theo mơ tưởng về một thế giới khác mà đoàn tàu vừa đêm qua. Hai chữ Hà Nội ngân nga trong lòng cô bé nghèo:…họ ở Hà Nội về…Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực…đoàn tài khiến hai đứa trẻ như thoát ra khỏi không gian tăm tối, buồn tẻ, nghèo khổ của phố huyện, đoàn tàu cũng đem đến nhữn hiện hữu của thời gian trong tâm tư hai đứa trẻ, đó là niềm vui sướng trong chốc lát của hiện tại, là những kí ức tuổi thơ êm đẹp trong quá khứ, là mong manh một thoáng ước mơ nhưng mơ hồ chờ đợi một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.