Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ Điên (1938). Toàn bộ thi phẩm có thể coi là tiếng lòng vừa tha thiết mê đắm, vừa đau đớn, tuyệt vọng của một thi nhân yêu đời da diết mà phải xa lài cuộc đời bởi một bi kịch éo le, vô vọng.
» Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ HÀN MẠC TỬ VÀ TÁC PHẨM ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Nhà thơ Hàn Mạc Tử
Hàn Mặc Tử (1912-1940). Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất và cũng kì lạ nhất của Thơ Mới 1932-1945., thế giới thơ Hàn Mặc Tử đầy bí ẩn, phức tạp, đan xen cả những gì thân thuộc, trong sáng… với cả những u ám, thê lương, ảm đạm… Thực ra đó đều là sự phản ánh trung thực tâm hồn ủa một nhà thơ chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống nhưng số phận lại quá bất hạnh, nghiệt ngã. Vì thế, trong thơ ông luôn đồng thời cả tồn tại cả tình yêu đời mãnh liệt cùng nỗi đau đớn quằn quại chính vì tình yêu tuyệt vọng ấy khi pahir chia lìa, xa cách cuộc đời.
Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ Điên (1938). Toàn bộ thi phẩm có thể coi là tiếng lòng vừa tha thiết mê đắm, vừa đau đớn, tuyệt vọng của một thi nhân yêu đời da diết mà phải xa lài cuộc đời bởi một bi kịch éo le, vô vọng.
Bài thơ gồm ba khổ với ba cảnh đứt nối: từ cảnh vườn thôn Vĩ dạ đẹp tinh khôi, tươi sáng trong nắng mai đến cảnh sông nước gió mây mơ hồ, huyền ảo, và cuối cùng cũng là cảnh sương khói mông lung cùng bóng ai đó chập chờn xa khuất… Đã có quan niệm cho rằng nên phân tích bài thơ theo cấu trúc của những bức tranh miêu tả cảnh thiên nhiên và con người thôn Vĩ; nhưng có lẽ cách đó không hoàn toàn đúng với logic tam trạng cũng như logic hình tượng cảu bài thơ. Đây thôn Vĩ dạ được Hàn Mặc Tử xếp vào tập Thơ Điên dù đó là một trong những thi phẩm trong sáng nhất của ông, điều đó cho thấy, bài thơ ít nhiều chịu sự chi phối của quan niệm thẩm mĩ đọc đáo trong tập thơ, ví dụ những phi lí trong dòng tâm tư tưởng như đứt đoạn, gián cách nhưng thực chất là vẫn nằm trong mạch cảm xúc vô cùng nhất quán. Do vậy, có lẽ nên tìm hiểu Đây thôn Vĩ dạ theo dòng chảy liền mạch của cảm xúc từ khổ đầu đến khổ cuối với những điểm đến vừa phi lí, vừa hợp lí tới đau đớn.
TÌM HIỂU BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Khổ đầu – kí ức về cuộc đời tươi đẹp và niềm rạo rực đắm say của thi nhân.
Khổ thơ được mở đầu bằng một cấu trúc câu nghi vấn.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Có lẽ Hàn Mặc Tử đã chủ động mơ hồ hóa ý thơ khiến nguời đọc có thể hiểu câu thơ theo nhiều sắc thái. Đó có thể là lời trách, lời mời của người thôn Vĩ, lời mời trách vừa như ngạc nhiên, vừa như dỗi hờn, nũng nịu vì sự “ không về” của một người có sự gắn bó mến thương với thôn Vĩ, với cuộc đời. Hướng người đọc cách hiểu này, có lẽ là chủ ý của nhà thơ để tạo ra ột ảo giác, đẻ có thể an ủi chính mình, để cố tin rằng biết đâu đấy, có ai đó ở thôn Vĩ, ở xứ Huế, ở cuộc đời tuyệt đẹp ngoài kia… vẫn còn nhớ tới và thậm chí đang mong chờ, ngóng đợi Hàn! Cũng có thể hiểu đây là lời nhà thơ tự hỏi mình- lời nói thấm thía nỗi xót xa, cay đắng, tiếc nuối và bất lực: cảnh đẹp như thế, sao chỉ có thể hình dung trong kí ức, còn người da diết nhớ yêu lại không thể trở về? Nhưng dù hiểu theo cách nào, câu thơ vẫn gợi lên niềm khao khát, rạo rực, say đắm của thi nhân đau đáu hướng về cuộc đời cùng nỗi xót xa bởi sự “ không về”!
Sau câu hỏi đầu tiên với bao nhiêu tình ý, câu thơ tiếp theo là cảnh vườn thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Hình ảnh những hàng cau lấp lóa trong nắng sớm là một hình ảnh bình dị ở nhiều miền quê Việt Nam, cũng đồng thời là một vẻ đẹp rất dặc trưng, thân thuộc của bức tranh nhà vườn xứ Huế. Câu thơ bắt đàu bằng động từ nhìn cho thấy dù ở nơi cách biệt, xa xôi, lòng thi nhân vẫn khao khát hướng về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống tuyệt đẹp, tràn đầy ánh sáng và âm thanh nơi thôn Vĩ. Cảnh thôn Vĩ hiện ra trước hết trong một buổi sớm mai với nắng hàng cau, nắng mới lên. Câu thơ có hai chữ nắng trong cả hai vế như muốn tạo ra ấn tượng về ánh nắng sớm mai tràn ngập, chan chứa khắp không gian, nhất là ấn tượng về sức sống, về sinh khí ấm áp rạo rực cõi trần gian. Chữ nắng thứ hai trong nắng mới lên có thể coi là định ngư nghệ thuật làm rõ nghĩa cho chữ nắng thứ nhất trong nắng hàng cau- đó không pahir là ánh nagws nhạt buồn của hoàng hôn, cũng không phải ánh nắng chói gắt của buổi trưa, đó là ánh nắng mới mẻ, trong sáng, tinh khôi khi bình minh đến.
Câu thơ tiếp theo tựa như một tiếng reo vui ngỡ ngàng, sung sướng. Cấu trúc câu nghi vẫn mang sắc thái cảm thán để nâng giọng điệu trữ tình da diết, đắm say lên đến cao trào:
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Câu thơ ngắt nhịp 4/3, vế thứ nhất là một nhận xét: Vườn ai mướt quá, trong đó tính từ mướt gợi ra sự mượt mà, non tơ, óng chuốt, chữ quá không chỉ làm đậm thêm nét nghĩa cho mướt gợi vẻ thanh sạch của cây lá nhà vườn xứ Huế mà còn bộc lộ cảm giác ngạc nhiên, đầy ngưỡng mộ; hai thanh trắc đứng liền nhau trong cụm từ mướt quá đã tạo ra ấn tượng về một tiếng reo, một cảm xúc bồng bột không thể kiềm chế. Vẻ đẹp của vườn cây còn được miêu tả bằng một hình ảnh so sánh xanh như ngọc- đó là một cách nói ước lệ nhằm lí tưởng hóa đối tượng thẩm mĩ, gợi ra màu xanh nõn nà, trong treo, quý giá của cây lá khi còn lóng lánh sương đêm và soi chiếu trong nắng sớm. Câu thơ đã làm hiện lên cảnh nhà vườn xứ Huế vừa trong sáng, vừa đẹp lung linh- vẻ đẹp gợi những liên tưởng thương mến đến những nguwoif lao động xứ Huế cần cù, chăm chỉ ngày đêm gắn bó, chăm sóc vườn cây. Tuy nhiên, cảnh đẹp ấy thuộc về vườn ai, trong đó độ trầm lắng của hai thanh bằng và sắc thái mơ hồ của đại từ phiếm chỉ ai đã mang lại cho cả câu thơ một chút nhớ nhung, ngậm ngùi, xa vắng, bởi tất cả đã thuộc về một thế giới khác, thế giới của ai đó ngoài kia không còn thuộc về Hàn Mặc Tử.
Khổ thơ kết lại bằng một nét vẽ thi vị về cảnh và người thôn Vĩ.
La trúc che ngang mặt chữ điền
Từ một hình ảnh thật trong tấm bưu thiếp, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo nên một hình tượng thoe mông, đẹp đẽ. Câu thơ đem lại ấn tượng về sự hòa quyện, quấn quýt giữa con người và cảnh vật trong những nét phác họa mang tính cách điệu: cảnh đơn sơ trong chiếc là trúc, người thấp thoáng gương mặt chữ điền – cảnh thơ mộng, hiền hòa, người thuần hậu, chất phác; đặc biệt, hình ảnh con người ẩn hiện sau lá trúc còn tạo nên một nét đẹp e lệ, kín đáo, một vẻ đẹp duyên dáng rất riêng của người xứ Huế.
Khổ thơ đầu là một bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống nơi trần thế, trong bức tranh ấy, cảnh trong sáng non tơ, tràn đầy sức sống, người thuần hậu, chất phác, đáng yêu. Thấm đẫm trong khổ thơ là những tiếng reo vui, trầm trồ ngưỡng mộ, lafcamr hứng rạo rực, đắm say tha thiết của thi nhân. Đó là thế giới cõi thực, nhưng lại là thế giới chỉ hiện lên trong kí ức nhà thơ nên nó được soi chiếu trong màu sắc và ánh sáng của tình yêu, nỗi nhớ thương và nhất là cảm giác ngậm ngùi nuối tiếc khi cõi thự tuyệt đẹp mơn mởn, tươi tắn, nguyên sơ đó không bao giờ co mình, không bao giờ còn thuộc về mình.
Khổ thơ thứ hai chính là bức tranh tâm cảnh và thế giới của cõi mơ trong niềm yêu nhớ và nuối tiếc vô cùng của nhà thơ với cuộc đời.
Bắt đàu từ khổ 2, mạch thơ đã có sự thay đổi về cảnh và tình. Nếu khổ 1 là cõi nhân gian ăm ắp sự sống, mướt mát sắc màu, rưng rưng một vẻ đẹp mơn mởn, trinh nguyên, trong sáng thì khổ hai là một vũ trụ lạc điệu, vô sắc, vô hương; nếu khổ đầu là giọng thơ ấm áp, nồng hậu mời chào với những chờ mong, những khát khao gặp gỡ ( dẫu chỉ là trong tưởng tượng vủa thi nhân) thì khổ sau là không khí lạnh lẽo, ảm đạm, thê lương của những xa cách chia lìa.
Hai câu đầu dường như là một bức tranh phong cảnh với đủ cả gió may sông nước:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Trước hết, tiết tấu của hai câu thơ gợi nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ả và đượm buồn rất đặc trưng cho Huế: gió thổi nhẹ, mây bay chậm, dòng nước lững lờ trôi, cả hoa bắp bên bờ cũng chỉ khe khẽ lay động… Nhưng câu thơ đầu Gió theo lối gió, mấy đường mây có lẽ không chỉ tả cảnh, từ hình ảnh đến giọng điệu thơ còn gợi lên một cảm giác buồn bã và hiu hắt. Thông thường, gió mây gắn kết bởi gió thổi, mây bay, vậy mà trong bức tranh thiên nhiên của Hàn Mặc Tử, những cái tưởng như không thể chia lìa- gió một đường, mây một nẻo.Nhịp ngăt 4/3 với những chữ gió, chữ mây riêng rẽ ở từng vế câu đã tạo ra cảm giác có một sự ngăn cách, chia lìa thật quyết liệt. Từ sự phi lí về hiện tượng tự nhiên, Hàn Mặc Tử đã thể hiện những hợp lí của tâm trạng trong cảnh ngộ của một con người gắn bó tha thiết với đời lại vĩnh viễn phải xa cách cuộc đời!Thiên nhiên đã nhuốm sắc màu của tâm trạng con người, hay đúng hơn, thiên nhiên chỉ là những hình ảnh được nhà thơ nhắc đến để gửi gắm tâm trạng và thể hiện cảnh ngộ của chính bản thân mình.
Câu thơ thứ hai miêu tả dòng sông Hương và hoa bắp ven bờ:
Dòng nước đìu hiu hoa bắp lay
Phép nhân hóa trong hình ảnh dòng nước buồn hiu vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lặng như ngưng trệ, không trôi chảy, vừa gợi tả nỗi buồn như đọng từ vạn cổ. Cảnh bên sông có hoa, có gió, nhưng chỉ là thứ hoa bắp nhợt nhạt, buồn rũ, vô sắc vô hương, và một thứ gió uể oải vô hồn. Động từ lay cho thấ gió thật nhẹ, thật buồn tỏng cái lay động khẽ khàng của hoa, nhưng có lẽ cũng chính nhờ chút gió xao xác ấy mà buồn bã, tĩnh lặng hiu hắt của thiên nhiên xứ Huế được hiện hữu. Hai câu thơ vẽ nên một không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian như ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, thiên nhiên như đã không còn là đối tượng miêu tả mà trở thành phương tiện biểu hiện cõi lòng u ám, buồn bã khi con người trở về với cõi thức của bi kcihj riêng mình trong hiện tại:
Từ tình yêu đầy nuối tiếc với cõi lòng thực của cuộc đời “ngoài kia” chỉ còn là kí ức, từ nỗi buồn đau trước cõi thực chia lìa u ám của thế giới “trong này” trong thực tại, lòng khao khát yêu đời, nhớ đời đã đưa thi sĩ lãng mạn đến với thế giới của cõi mơ trong những câu hỏi khắc khoải:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trang về kịp tối nay?
Nếu cõi thực trong kí ức của khổ 1 trong trẻo, tơi tắn. rực rỡ dưới ánh nắng ban mai thì thế giới mộng ảo của khổ 2 tràn ngập ánh trăng; nếu ánh nắng ấm áp chiếu rọi trong không gian, đem lại sinh khí rạo rực cho cuộc sống nơi trần thế thì ánh trăng làm vạn vật mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo, như thực, như mơ… Trong thế giới của cõi mông, trong cảm giác mông lung của thi nhân, sông trở thành sông trăng, bến trở thành bến trăng, thuyền trở thành thuyền chở trăng và cả bóng người cũng trở thành hình ai thấp thoáng, nhòa mờ trong trăng… Hình ảnh sông trang có thể hiểu là ánh trăng chan chứa trên dòng sông; cũng có thể hiểu là ánh trăng từ trên cao tuôn chảy thanh dòng sông trắng lai láng khắp thế gian… Dù hiểu theo cách nào thì dòng sông Hương thực của xứ Huế cũng đã từ cõi thực chảy trôi vào cõi mộng
Hai câu thơ đựng trong đó ít nhất hai câu hỏi da diết, đau đáu về một cõi mơ đẹp huyền ảo, ngập tràn săc trăng cứu rỗi vốn luôn xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của Hàn Mạc Tử. Người xưa chán đời mong thoát tục ở cõi mơ tiên (Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi, trần thế em nay chán nửa rồi, cung quế đã ai ngồi đó chửa, cành đa xin chị nhắc lên chơi…-Tản Đà); Hàn Mặc Tử khao khát sống, khao khát yêu đời lại phải chia lìa, cách biệt với cuộc soongstrong một thực tại nghiệt ngã nên ông chỉ còn cách dòi theo ai trong bóng trăng huyền ảo, bám víu vào cõi mộng để hình dung như được trở lại với đời. Cách diễn đạt phiếm chỉ trong câu hỏi thứ nhất “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?” tạo ra cảm giác thật tội nghiệp: dường như nhà thơ đang bị vây bọc trong một thế giới tối tăm, lạnh lẽo, chới với vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài-một câu hỏi da diết bởi khát khao và sự đau đớn bởi vô vọng. Chữ kịp trong câu hỏi thứ hai lại thấm thía một nỗi tiếc nuối, xót xa khi biết là không bao giờ kịp nữa trong cái quỹ thời gian ngắn ngủi, vậy mà Hàn Mặc Tử vẫn cố hỏi khiến câu hỏi vừa gấp gáp, bồn chồn trong niềm khát khao trở về, gặp gỡ, giao cảm…, vừa chua xót, bất lực vì biết rằng hỏi chỉ để hỏi, để tiếc, để tự mình dày vò mình hơn khi phải cách xa đời. cụm từ tối nay càng làm tăng thêm ý nghĩa và những cảm xúc ấy khi tối là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, tối nay lại mang ý nghĩa xác định đến quỹ thời gian của người càng ngắn ngủi- chỉ có tối nay, chỉ còn tối nay nữa mà thôi, trăng không thể về kịp và ta vĩnh viễn chìm sâu vào bóng tối!
Sự thay đổi bút pháp miêu tả trong khổ hai từ tiết tấu, giọng điệu cho đến nghệ thuật ẩn dụ cùng những hình ảnh khách quan được soi chiếu qua tâm trạng của chủ thể chữ thình đã làm hiện lên thế giới thực trong hiện tại của nhà thơ với những chia lìa, xa cách, sau đó là niềm khát khao tuyệt vọng được trở về với cuộc đời mà nhà thơ nhớ và yêu da diết. Tình yêu và nỗi đau đớn đã được Hàn Mặc Tử thể hiện rất da diết, thấm thia squa từng chi tiết ngôn từ của khổ thơ.
Khi không còn ánh năng ấm áp trong quá khứ ở khổ 1 , cũng không còn ánh trăng mộng ảo cùng những tiếc nuối khát khao trong hiện tại của khổ 2, khổ 3, là một cõi xa xăm, mờ nhóa sương khói và thế giới hư vô rợn ngợp- nơi thi nhân đang chới với trong hiện tại, sắp chìm rơi trong tương lai
Câu thơ đầu tạo cảm giác như nhà thơ dù vô vọng vẫn cố níu vào thế giớ của cõi mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Chữ mơ đầu câu vừa thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của thinhaan muốn được cảm nhận, gần gũi với những hình bóng, hơi ấm của con người và cuộc đời nơi trần thế dù tất cả như đã theo con thuyền trăng rời bỏ bến sông trăng; cũng vừa là hình ảnh cuộc đơi đang nhòa dần trong cõi khác, cõi thật xa với với nhà thơ. Điệp ngữ khách đường xa trong hai vế câu như tái hiện hình ảnh con người nơi trần thế đang xa dần, mờ khuất dần trong ánh nhìn tiếc nuối mà vô vọng của thi nhân. Nếu trong vế đầu, bóng người còn gắn với một chữ mơ thì vế sau chỉ còn cụm từ khách đường xa chơ vơ hẫng hụt tạo cảm giác như thi sĩ đã tỉnh mộng, ngẩn ngơ buồn bã trước thực tại cô độc, alnhj lẽo của riêng mình.
Câu thơ thứ 2 là hình ảnh con người với săc áo trắng đem đến nhiều cách hiểu:
Áo em trắng quá, nhìn không ra.
Có thể là cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca theo cách cực tả rất quen thuộc của Hàn Mặc Tử như Vườn ai mướt quá…; cùng với vườn nắng, sông trăng, thuyền trăng, hình ảnh áp em trắng quá đã tạo ra một thế giới tràn đầy ánh sáng khiến Hàn Mặc Tử đam mê khao khát. Tuy nhiên, hình ảnh áo em trắng quá còn có mỗi quan hệ nhân quả với về sau nhìn không ra… khiến câu tơ còn có thể được hiểu theo một cách khác: trong màn sương khói mơ hồ của cả khổ thơ, trong sự nối tiếp cảm giác chơ vơ hẫng hụt tỏa ra từ câu thơ đầu khi người khách đường xa cứ xa dần, mờ khuất dần trong cõi mơ, hình ảnh em cũng là hình ảnh cuộc đời mà nhà thơ yêu nhớ đang bị nhòa đi bởi sắc áo trắng huyền hoặc, cụm từ nhìn không ra càng làm rõ hơn nỗi bất lực của nhà thơ khi thấy cuộc đời mỗi lúc một xa dần, thậm chí không còn cảm nhận được nữa.
Thế giới hư vô hiện rõ hơn trong làn sương khói của câu 3:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Cũng như tối nay là một thời gian xác định chỉ quy thời gian ít ỏi của một cuộc đời bất hạnh trong câu cuối khổ thơ 2, ở đây là từ chỉ một không gian xác định, đómlà không gian nghiệt ngã và tăm tối đang bủa vây xung quanh Hàn Mặc Tử, không gian của lãnh cung… nơi không có niềm trăng và ý nhạc, nơi có người cung nữ nhớ thương vua, không gian ấy bây giờ chìm trong sương khói mông lung, lạnh lẽo. Toàn bộ khổ thơ không còn cảnh, cũng không còn người khi tất cả đã nhòa mờ nhân ảnh, Hàn Mặc Tử tuyệt đối bị vùi lấp trong cô đơn, xa vời, cách biệt với cuộc đời mà ông yêu dấu.
Từ cõi hư vô ấy, câu hỏi cuối cùng vang lên như một nỗi oán trách, giận hờn, một sự xót xa, tuyệt vọng của một con người tha thiết mê đắm với cuộc đời, khao khát bộc lộ tình yêu với đời và khắc khoải tìm kiếm sự đồng cảm, đồng điệu, nay phải xa cuộc đời, một mình cô đơn chìm trong cõi riêng lạnh lẽo, tối tắm:
Ai biết tình ai có đậm đà?
Trong cả 3 khổ thơ đều xuất hiện những cụm từ Vườn ai, thuyền ai, tình ai…,tính chất phiếm chỉ trong đại từ ai khiến cảm giác bơ vơ, cô độc tăng lên bởi ai đó thuộc về cõi thực ngoài kia, cõi Hàn Mặc Tử không nguôi mong nhớ. Đặt trong hệ thống ấy, tình ai sẽ là tình của cuộc đời, cách hiểu này gợi nỗi chua xót: xa cách chia li với cuộc đòi, nhà thơ vẫn băn khoăn, khắc khoải không biết có ai trong cuộc đời ngoài kia còn nhớ tới mình không? Nhưng cũng có thể hiểu tình ai là tình yêu da diết, mãnh liệt của nhà thơ với cuộc đời- cách hiểu này thấm thía cảm động: có ai biết rằng, dù đã rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, dù vĩnh viễn phải xa lìa cuộc đời, thi nhân vẫn yeu đời bằng một tình yêu đậm đà, vẫn khao khát hướng về đời. Và cho tới phút cuối cùng, Hàn Mặc Tử vẫn mong ai đó biết và thấu hieur cho tình yêu nhớ khắc khoải của mình với đời, với người.
KẾT LUẬN
Bài thơ là một mạch liên tưởng từ quá khứ qua hiện tại, tới tương lai: quá khứ trong trẻo ăm ắp sựu sống; hiện tại hiu hăt, buồn bã chia lìa; tương lai xa xôi, mờ nhòa trong tuyệt vọng; đó cũng đồng thòi là sự di chuyển cảm xúc từ cõi thực trong kí ức tươi đẹp xa xưa tới cõi thực trong hiện tại u ám chia lìa, khắc khoải hướng về cõi mơ huyền hoặc để cuối cùng chìm rơi trong cõi hư vô rợn ngợp mênh mông. Qua đó, người đọc có thể nhận ra cả niềm yêu và nỗi đau: tình yêu say đắm của một thi nhân lãng mạn với cuộc đời cùng nỗi bất hạnh bởi bi kịch đau đớn tuyệt vọng của ông khi phải chia lìa, cách biệt với cuộc đời.