Mở bài: giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và nhà thơ Hàn Mặc Tử
Các ý chính
- Giới thiệu quan miệm của Hàn Mặc Tử về thơ
- Giới thiệu bài thơ “đây thôn vĩ dạ”
- Vị trí ,đại ý đoạn bình giảng
Lời văn
Hàn Mặc Tử từng phát biểu quan niệm của mình về thơ “ Tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một đường tơ ,tôi bấm một cung đàn ,tôi làm rung rinh lên ánh sáng”. Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” in trong tập “Thơ điên” tiêu biểu cho quan niệm thơ của thi sĩ .
Đúng là khi viết đây thôn vĩ dạ HMT đã nhấn một đường tơ nhớ thương da diết với cảnh và người xứ huế. Thi sĩ bấm một cung đàn để Ngân lên những âm thanh vừa buồn vừa nối tiếc ,có khi đau đớn đến xót xa khi xa dần những kỉ niệm đẹp đẽ về vĩ dạ mộng mơ. HMT đã làm rung rinh lên cái nắng thần diệu của nắng hàng cau ,cái ánh sáng cua những đêm trăng trên sông hương và cái nhạt nhòa của “áo em trắng quá nhìn không ra” tất cả đều ngời sáng lên từ từ hồn thơ HMT
Thân bài: bình giảng khổ 1 bài thơ Đây thôn vĩ Dạ
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế, qua đó bộc lộ tấm lòng thi sĩ
Câu 1: Câu hỏi bộc lộ tâm trạng Hàn Mặc Tử
Ý:
- Thôn vĩ dạ làng cố đô huế
- Câu hỏi tu từ
+ bên ngoài vọng vào mời mọc trách cứ nhẹ nhàng
+ HMT phân thân tự hỏi bộc lộ khao khát
-6 thanh bằng +1 thanh trắc+ về chơi: câu hỏi như vọng lên từ một phương trời xa xôi là duyên cớ để khơi dậy những kỉ niệm trong tâm hồn thi sĩ
Lời văn:
Bức bưu ảnh vẻ trời ,mây sông nước mà Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử khi thi sĩ đang lâm trọng bệnh cùng lời hỏi thăm chân thành : “túc hạ có được khỏe không ? bao giờ túc hạ thư thả mời túc hạ về Vĩ Dạ chơi khoog chỉ có tác dụng an ủi một tâm hòn đau khổ ma còn như một thứ tiên dược làm hồi sinh kì diệu cuộc sống tinh thần của thi sĩ họ hàn .và câu thơ mở đầu viết dưới hình thưc câu hỏi tu từ :
“Sao anh không về chơi thôn vĩ”
+) thôn Vĩ là Vĩ Dạ – một làng cổ ở cố đô huế -nằm ngay bên bờ sông hương đềm thơ mộng .Từ xưa ,thôn Vĩ dạ nổi tiếng với những vẻ đẹp của cây trái xanh tươi mang nét đẹp của miệt vườn xứ huế .Vì thế Vĩ Dạ cũng như sông hương núi ngự đã khơi nguồn cho bao thi sĩ làm thơ :
“Vĩ Dạ thôn !Vĩ Dạ thôn!
Biếc xanh cành trúc không buồn mà say
+) Ở đây ,ngay câu thơ mở đầu ,Hàn Mặc Tử cũng một câu hỏi tu từ mang tính chất lưỡng ngôn :
Đó có thể là tiếng nói bên ngoài vọng vào trong tâm tưởng thi nhân như một lời mời mọc pha chút cách cứ nhẹ nhang dịu ngọt rất đáng yêu ,rất huế
Nhưng cũng có thể là chính tâm hồn tác giả ,Hàn MẶc Tử đang phân thân để tự hỏi chính mình – hỏi về một việc cần làm mà giờ đây không biết có cơ hội để làm nữa hay không ấy là về lại thôn vĩ dạ thăm chốn cũ cảnh xưa như vậy ,câu hỏi chỉ là cớ để bộc lộ nỗi đau bên trong .
Muốn về thăm thôn Vĩ Dạ nhưng không được nữa bởi theo nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh ,thực tế đối với nhà thơ lúc đó Vĩ Dạ – nơi ấy là một thế giới tách biệt ,xa vời : những người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc sống ,bị dữ riêng một nơi đang bất lực bó tay nhìn cả thể xác và linh hồn tan rã .Như vậy đặt câu thơ vào hoàn cảnh sáng tác của nó ta mới thấy hết được niềm khao khát của HMT với thôn Vĩ với xứ huế mộng mơ .
Câu thơ có 7 chữ thì có đến tới 6 thanh bằng liên tiếp ,thanh trắc “Vĩ” đọng lại ở cuối câu .Hơn nữa tác giả không dùng từ “về thăm” có vẻ xã giao ,xa vời mà hạ bút với hai chữ đậm sắc thái thân mật ,về chơi khiến câu hỏi như vọng lên từ một phương trời xa xôi là duyên cớ để khơi gợi trong tâm hồn thi sĩ bao kỉ niệm đẹp bao hình ảnh đẹp và trước hết là Vĩ Dạ Thôn
Câu 2+3: Vẻ đẹp của thôn Vĩ xứ Huế
Ý: Câu 2:
- So sánh nắng trong thế giới thơ HMT để thấy nắng trong “ĐTVD” là trong trẻo ,tinh khôi nhất
- “nắng hàng cau”-nét dẹp thuần việt
- “nắng mới” bắt đầu một ngày mới ,bắt đầu của một mùa nắng trong năm,so sánh với cái nắng mới của lưu trọng lư
Lời văn:
2 câu tiếp theo , Hà Mặc Tử hướng nét bút tài hoa vào tái hiện cảnh sắc thiên nhiên Vĩ Dạ
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+) thực ra hình ảnh nóng không chỉ xuất hiện ở đây mà là hình ảnh quen thuộc trong thơ HMT .nhưng nóng trong thơ của thi sĩ thường lạ và đầy ấn tượng với nắng tươi ,nắng ưng vàng :
“Dọc bờ sông nắng chang chang “
(Mùa xuân chín)
Còn bài thơ “Đây Thôn VĨ dạ” lại là nắng mới. Từ nắng được láy qua láy lại hai vế thơ như tạo ra một cảm nhận ánh nắng mai tràn ngập không gian .Đặc biệt nắng ở đây gắn liền với “nắng hàng cau” và “nắng mới lên”
Vĩ dạ hiện lên với ngoài bút cảu HMT vừa mang nét đẹp chung của làng nghề đất việt đó là nắng hàng cau lại vừa mang nét đẹp riêng của thôn Vĩ Dạ bởi nó được gắn vào thời khắc đẹp nhất ,ấn tượng nhất ấy là lúc “nắng mới lên”.
+ Nắng mới không phải là ánh nắng nhạt buồn của hoàng hôn cuối chiều ,cũng không phải là ánh nắng chói gắt ban trưa mà ở đây là cái nắng mới nắng sớm mai của ngày
+) Nhưng ta cũng có thể hiểu rằng “nắng mới|” là cái nắng ban đầu của một mùa nắng trong năm ,cái nắng xuân tinh khôi ấm áp ,chiếu rọi vào những tàu cau còn pha chút sương đêm đem đến cho ta những cảm nhận đẹp đẽ.của khu vườn thôn vĩ như khoắc lên mình tấm áo choàng xanh của cây lá mà trên đó đính những hạt ngọc lưu li ,một cảnh sắc thật lộng lẫy ,tươi đẹp gợi ta nhớ đến tứ thơ của Tố Hữu
“Nắng xuân tươi trên thân dưa xanh dịu
Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh”
(Xuân lòng)
+) “nắng mới” một vẻ đẹp ta cũng từng bắt gặp trong thơ Lưu Trọng Lư
“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi”
(Nắng mới)
Mặc dù vậy hai cái nắng vẫn khác nhau .Nếu cái nắng hồng hào trong thơ của Lưu Trọng Lư gắm với cái áo đỏ gợi ra sự nóng bỏng nồng nàn thì thơ HMT gợi ra màu xanh lãng mạn ,dịu dàng .
Ý (câu 3)
- Điểm nhìn hạ thấp và bao quát mở rộng
- “vườn ai” đại từ phiếm chỉ taoh cảm giác bâng khuâng
- “Mướt quá” câu thơ như một tiếng reo,mượt mà óng chuốt ,đầy sức sống
- “xanh như ngọc”: màu xanh nõn nà ,trong trẽo sức sống
Lời văn:
Vẻ đẹp của thôn vĩ còn được nhà thơ miêu tả ở câu tiếp theo :
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+) Đọc đến câu thơ này người đọc bắt gặp cái nhìn của thi nhân đã hạ xuống thấp hơn và bao quát mở rộng .Câu thơ như sự ngạc nhiên trầm trồ khen ngợi trước vẻ đẹp đầy sức sống thôn Vĩ. và cuối cùng kết lại “ai biết tình ai có đậm đà”
+) “Vườn ai” mang tính chất phiếm chỉ ,thể hiện chút ngỡ ngàng bâng khuâng cảm hoài kéo dài đến thuyền ai ở khổ sau
Trở lại câu thở tả cảnh thôn vĩ ,ta thấy Hàn chỉ tả một nét thôi nhưng gây ấn tượng sâu đậm với độc giả ,bởi thi sĩ đã lột tả được màu sắc đặc biệt mướt quá xanh như ngọc
+) Tính từ mướt gợi sự mượt mà ,óng chuốt đầy sức sống ta cũng bắt gặp một chữ mướt như thế sau này trong thơ tố hữu
“suối dài xanh mướt nương ngô”
Chữ “quá” không chỉ làm đạm thêm nét nghĩa cho từ “mướt” mà còn bộc lộ cảm giác ngưỡng mộ ,ngợi ca ,tạo ấn tượng như một tiếng reo
+) Cách so sánh xanh như ngọc là một sáng tạo nghệ thuật của HMT vừa gợi được hình ảnh những chiếc lá xanh mướt như có bàn tay của ai đó nâng niu ,chau chuốt,vừa gợi lên ánh sáng ,ánh ngọc khiến cả khu vườn lung linh ,lộng lẫy và tràn đầy sức sống.
Câu 4: Vẻ đẹp con người
Ý:
Câu thơ đem đến những cách hiểu trái chiều
- Giải thích vẻ đẹp của mặt chữ điền
- Vẻ đẹp có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người
Lời văn:
HMT ngây ngất ,say đắm với vườn ai không chỉ có cây trái tốt tươi tràn đầy sức sống mà còn bởi vẻ đẹp
“lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Câu thơ thực sự là một sự sáng tạo độc đáo của thi sĩ. Nó thể hiện được rất đúng vẻ đẹp của thôn vĩ ,sự xuất hiện của con người càng làm cho cảnh vật thêm sinh động .Xung quanh câu thơ này đã có những ý kiến trái chiều nhau gây không ít những tranh luận ở bạn đọc .
- Gương mặt của người con gái thôn Vĩ ,trong tưởng tượng của tác giả khi viết bài thơ này .
- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là một khuôn mặt tự họa của nhà thơ. Tự hình dung mình trở về thôn Vĩ vịn một cành lá trúc mà say đắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn .Vậy nên câu thơ là một sản phẩm của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là vẻ đẹp của tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình .(trích trong tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm)
- Đó là hình ảnh cái cổng thường thấy nhà vườn thôn vĩ.
- Hay là cái cửa sổ vuông hình chữ điền mà người vĩ dạ thường rất ít sử dụng .
+) Thơ ca không cạnh tranh với văn xuôi và thơ ca hay vì ngôn ngữ thơ mang tính hình tượng cao va có sức gợi lớn ,bởi thế ta không gasnc ho câu thơ một cách hiểu nhất định ,cụ thể nào đó bởi sẽ làm hạn hẹp thế giới hình tượng thơ văn lung linh ánh sáng trong niềm tâm tưởng của nhà thơ .có lẻ ta chỉ cần hiểu rằng “mặt chữ điền” là khuôn mặt mang vẻ hiền hậu ,khỏe mạnh của con người vườn quê .Ca giao đã chẳng ca ngợi vẻ đẹp của mặt chữ điền còn gì :
“mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung”
Vẻ đẹp “mặt chữ điền” ấy lại được lá trúc thanh mảnh mềm mại ,tinh tế “che ngang” tạo nên một vẻ đẹp kín đáo ,duyên dáng hài hòa giữa vẻ đẹp của con người và cảnh sắc thiên nhiên .
Kết bài
Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là “Đây thôn Vĩ Dạ”.