Cả nể: nể nang, không muốn làm phật ý người khác, cả nể còn gần với bao che. Đôi khi đây là một tính cách không tốt.
Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về tính cả nể
Tính cả nể
Luận điểm 1: Giải thích về cả nể
– Cả nể: nể nang, không muốn làm phật ý người khác, cả nể còn gần với bao che, nhận trách nhiệm, công việc của mình (nêu biểu hiện). Đôi khi đây là một tính cách không tốt
Luận điểm 2: Bàn luận các vấn đề liên quan cả nể
– Nếu cả nể: Có thể giữ được tình cảm. Trong cuộc sống, cả nể thì ta thường bị thiệt, nhưng được cái sẽ dễ DĨ HÒA VI QUÝ, dù sao thì cuộc sống vốn rất công bằng, ta thiệt trước, ắt sau này có sự đền bù. Thế nên, nếu cả nể trong cuộc sống đời thường mà khiến mọi chuyện hòa thuận, yên ổn, thì vẫn là nên. Những người cả nể thường chịu thiệt thòi về mình, nên có thể được bạn bè yêu quý.
+ Nhưng cả nể sẽ dễ dẫn tới việc không công bằng, thiếu thẳng thắn trong giao tiếp, nể người này mà không nể người kia, dẫn tới mất lòng mọi người, sẽ bị mọi người coi thường là hèn nhát.
+ Cả nể nên nhận mọi công việc, trách nhiệm về mình nhưng không đủ năng lực để thực hiện, sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới mọi người, tới công việc chung.
VD: Vì nể nang mà tha cho tội phạm …
– Nếu không cả nể: Thằng thắn với mọi người, “mất lòng trước được lòng sau”. Trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh, càng thẳng thắn càng dễ thấu hiểu nhau. Cân bằng được giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của mọi người.
+ Không cả nể, ta sẽ không bị áp lực vì phải nhận trách nhiệm và công việc quá sức mình, ta san sẻ được với bạn bè, ta có thể hoàn thành tốt công việc của mình, tâm lý sẽ thoải mái hơn.
+ Không cả nể mà thẳng thắn nên sẽ được bạn bè yêu quý, nể trọng vì sự công bằng và chính trực.
Luận điểm 3: Bài học nhận thức và hành động
– Không được dùng Cả nể đề bào chữa cho những hành động sai của mình. Nhưng cũng không được dùng sự thẳng thắn – không cả nể để chối bỏ trách nhiệm mà mình phải làm.
– Đôi khi chúng ta phải cân bằng giữa hai tính cách, tùy vào từng trường hợp cụ thể.