Dehoctot.edu.vn xin giới thiệu tới các em học sinh và quý thầy cô giáo bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh. Bài viết đặc sắc giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng và phương pháp làm văn dạng đề phân tích sao cho mạch lạc, hấp dẫn.
Đề bài: Phân tích bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn 11 tập 2
Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 năm thoát cảnh tù đày, khi lần đầu tiên Hồ Chí Minh được đặt chân đến đỉnh núi Tây Phong Lĩnh. Cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ đó, bằng nét bút sắc sảo và những cảm nhận tinh tế, Người đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và lòng không nguôi nhớ về quê hương tổ quốc.
Phân tích bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Bác đã phải trải qua “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, qua rất nhiều nhà lao, chịu cảnh gông cùm gian nan, nhiều cay đắng. Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 năm thoát cảnh tù đày, lần đầu tiên Người được đặt chân đến đỉnh núi Tây Phong Lĩnh. Bài thơ không nằm trong tập Nhật ký trong tù. Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được giải thoát khỏi cảnh tù đày. Cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ đó, bằng nét bút và bằng cảm nhận tinh tế, Bác đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và lòng không nguôi nhớ về quê hương tổ quốc.
Bài thơ Mới ra tù tập leo núi được viết bên rìa tờ báo cũng với mấy hàng chữ “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”, và gửi về cho các đồng chí ở nhà đang ngày ngày chờ mong tin tức và lại được tin Hồ Chí Minh đã mất trong ngục. Bài thơ mang đến cho các đồng chí niềm vui lớn: Người vẫn còn sống, đã ra tù và lại chuẩn bị bước vào chặng đường hoạt động mới.
Sau khi ở tù ra, sức khỏe của Người bị giảm sút hẳn. Tác giả Vừa đi đường vừa kể chuyện đã viết: Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được. Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày mười bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi.
Cuối cùng, Bác chẳng những đi vững, mà còn trèo được cả núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi. Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán.
Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi đã được làm trong hoàn cảnh đó. Chuyện leo núi của Bác nhằm mục đích rèn luyện ý chí và thân thể để tiếp tục hoạt động. Chủ đề của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nhằm hướng vào chủ đề vượt khó như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu là bộc lộ tình cảm nhớ thương với đất nước, với đồng chí bạn bè.
Mở đầu bài thơ Bác viết:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Tạm dịch:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Hình tượng mây núi được biểu hiện qua hai hình ảnh gắn bó: núi ấp ôm mây, mây ôm ấp núi như tình cảm đồng chí, bạn bè yêu thương nhau. Hình tượng mây núi ở đây không hàm ý ám chỉ cục diện chính trị tối tăm mù mịt ở Trung Quốc vào những năm 40 như có ý giải thích.
Sau gần 14 tháng xa đất nước, Người rất nóng lòng chờ tin tức bên nhà:
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,
Tin tức bên nhà bữa bữa trông. (Tức cảnh).
Người dịch ở đây đã dịch thoát, có phần chưa dịch sát nghĩa với ý thơ mà Bác viết. Nhìn vào có thể phát hiện ra câu thơ đã bị bỏ rơi mất từ “trùng”, một từ có thể lột tả được hết thần thái của cảnh sắc thiên nhiên quá hữu tình nơi xứ người. Hình ảnh “núi ấp mây, mây ấp núi” hiện lên giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình, nặng lòng du khách. Có lẽ những năm tháng bị gông cùm, người đã thấy thiên nhiên bên ngoài vẫn luôn tươi đẹp một cách lạ kỳ, gần gũi và chan hòa. Hẳn là Hồ Chí Minh phải rất tinh tế và nhạy cảm mới có thể nhận ra hiện tượng mây núi ôm ấp nhau, thực ra đó là sự liên tưởng thú vị của người. Bởi núi Tây Phong Lĩnh cao ngất, cảm giác như chạm vào mây trên trời. Có thể vì lòng người, vì Bác quá yêu thiên nhiên đất trời nên mới có thể viết được tứ thơ hay như thế. Cảnh sắc thiên nhiên khiến cho lòng Bác đắm say. Sự quấn quýt, hòa quyện của thiên nhiên dường như cũng tạo nên sự hòa quyện với con người một cách lạ kỳ nhất. Với phép lặp Người đã giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên.
Nhớ đất nước, bạn bè, Người cũng muốn giãi bày kín đáo phần nào tấm lòng của mình.
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.
Đứng trên đỉnh núi cao nhìn suống dòng sông, lòng sông như gương nước trong, không chút bụi mờ. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc, trạng thái thanh khiết như chính tấm lòng của Người trong cảnh ngộ đó. Tình cảm của người vẫn trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người.
Thiên nhiên ở đây đã góp phần biểu hiện tình cảm sâu kín của con người:
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Cả địa điểm lẫn người du khách đã bắt được bước ra, có lẽ vì Người không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên nên “đanh lòng” lộ diện. Từ láy “bồi hồi” được đặt ngay ở đầu câu thơ đã gợi tả lên tâm trạng, cảm xúc của một người đa sầu, đa cảm, luôn cánh cánh nhiều nỗi niềm trong tâm hồn. Núi Tây Phong Lĩnh thực sự rất đẹp, rất nên thơ, rất huyền ảo, mặn mà chữ tình. Người đọc có cảm giác Hồ Chí Minh như một tiên nhiên dạo bước xuống trần gian, mọi thứ đều thoát tục không hề vướng bận bất cứ lo âu, nhọc nhằn nào hết.
Câu thơ cuối có thể nói là “chốt điểm” cảm xúc và nỗi lòng của tác giả:
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Tình bạn vẫn là một hình ảnh cao đẹp nằm trong chủ đề quen thuộc: nhớ bạn (ức hữu) được biểu hiện trong Nhật ký trong tù:
Ngày đi bạn tiễn đến bến sông,
Hẹn về khi lúa đã đỏ đồng:
Nay đã gặt xong, cày đã khắp,
Quê người, tôi vẫn chốn lao lung. (Nhớ bạn)
Tình cảm nhớ bạn trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi được bộc lộ trong hoàn cảnh tác giả đã được tự do. Trong lòng Hồ Chí Minh lúc này có cả niềm vui, nỗi buồn. Niềm vui của một người chiến sĩ cách mạng giữ lòng trung kiên qua những thử thách của cảnh tù đày, niềm vui và hy vọng được gặp lại bạn bè. Nhưng dù sao Người cũng đang còn trong cảnh ngộ xa đất nước, xa bạn bè nên không tránh khỏi cảnh buồn vắng, cô đơn. Trước mắt, là một chặng đường hoạt động mới mà Người chuẩn bị tinh thần để tham gia với lòng quyết tâm. Bao nhiêu cảm xúc bồi hồi xao xuyến trong lòng người chiến sĩ cách mạng.
Có ai ngờ giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo ấy con người đương một mình dạo bước trên đỉnh núi kia với một phong thái rất tiên phong đạo cốt lại là một chiến sĩ cộng sản của thời đại chúng ta đang chuẩn bị để bước vào một cuộc chiến đấu sống chết với kẻ thù.
“Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh thực sự là tuyệt bút khiến người đọc ngưỡng mộ trước một tấm lòng trung kiên ái quốc nhưng vẫn nặng lòng với thiên nhiên. Yêu thiên nhiên chính là cách để Bác thêm yêu quê hương đất nước hơn.