Phương châm hội thoại là: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, không thừa, không thiếu (phương châm về lượng). Khi giao tiếp, đừng nói những điều không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).
Phương châm về lượng
Câu 1 (SGK Ngữ văn 9, trang 8): Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi
Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” không đáp ứng yêu cầu mà An muốn biết.
Cần trả lời về địa điểm học bơi như bể nào, sông nào
Bài học : khi giao tiếp, cần nói có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 9, trang 9): Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi
Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
Lẽ ra anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
Yêu cầu giao tiếp : nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
Truyện cười này phê phán tính khoe khoang, nói không đúng sự thật.
Khi giao tiếp cần tránh nói sai sự thật, không nói những gì mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Phương châm về chất
Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi (SGK Ngữ văn 9, trang 9)
Câu chuyện phê phán thói nói khoác.
Trong giao tiếp cần tránh việc nói những chuyện không đúng sự thật
Luyện tập
Câu 1 (SGK Ngữ văn 9, trang 10): Phân tích lỗi
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc” đã hàm chứa “nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 9, trang 10): Điền từ vào chỗ trống
a. nói có sách, mách có chứng.
b. nói dối
c. nói mò
d. nói nhăng nói cuội
e. nói trạng
Câu 3 (SGK Ngữ văn 9, trang 11): Tìm phương châm hội thoại không được tuân thủ
Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.
Câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” là thừa.
Nếu không nuôi được thì làm sao có “tôi” (người bạn) được sinh ra từ “bố tôi”.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 9, trang 11): Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích
a. như tôi được biết, tôi tin rằng… → tuân thủ phương châm hội thoại về chất, nhằm báo cho người nghe biết tính chính xác của nhận định hay thông tin đưa ra được kiểm chứng.
b. như tôi đã trình bày,… → đảm bảo phương châm hội thoại về lượng, mục đích có thể nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý, cho thấy việc nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý người nói.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 9, trang 11): Giải nghĩa các thành ngữ và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào.
– Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
– Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
– Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt.
– Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.
– Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.
– Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.
– Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.
Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên
Các phương châm hội thoại là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9. Series 5 phút soạn bài Ngữ văn 9 được biên soạn dựa theo Để học tốt Ngữ văn lớp 9 tập 1, tập 2, bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản nhất.