» Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
» Phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
» Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
» Tổng ôn kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
» Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Câu hỏi 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác.
Gợi ý làm bài:
Chú ý hoàn cảnh chung của đất nước và hoàn cảnh của tác giả: năm 1975, đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
Câu hỏi 2. Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Viếng lăng Bác.
Gợi ý làm bài:
Khổ hai là cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác, hòa cùng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Khổ thơ có sự song đôi của hai cặp câu, mỗi cặp lại có sự song đôi của một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ. Mặt trời thiên nhiên gợi liên tưởng tới mặt trời Bác, dòng người gợi liên tưởng đến tràng hoa. Hình ảnh mặt trời rực rỡ ngợi ca sự vĩ đâị, bất tử của Bác, hình ảnh tràng hoa diễn ta tấm lòng thành kính, thiết tha, thương nhớ cảu nhân dân với Bác. Điệp ngữ “ngày ngày” gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn và tấm lòng nhớ thương khôn nguôi với Bác. Câu thơ kéo dài, nhịp thơ chậm rãi, hầu như không ngắt nhịp thích hợp để vừa tả thực dòng người vào lăng viếng Bác, vừa gợi tấm lòng thiết tha đối với Bác.
Câu hỏi 3. Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ Viếng lăng Bác.
Gợi ý làm bài:
Phân tích khổ ba cần làm nổi bật niềm xúc động mãnh liệt của nahf thơ khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Cách nói giảm “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” gợi sự bất tử của Người và tấm lòng kính yêu Bác. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi tả ánh sáng dịu mát, không khí thanh tĩnh trong lăng, đồng thời gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và sự vĩnh hằng của Bác, cũng gợi nhớ những vần thơ tràn ngập ánh trăng cảu Bác. Hình ảnh “trời xanh” là ẩn dụ gợi cái vĩ đại, bất diệt, trường tồn của Bác. Tình cảm ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đâu không thể kìm nén được diễn tả một cách cụ thể, trực tiếp: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Câu hỏi 4. Khổ đầu và khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác đều có hình ảnh hàng tre, cây tre. Hãy chép lại hai khổ thơ đó. Em có nhận xét gì về hình ảnh hàng tre, cây tre được nói tới ở đây?
Gợi ý làm bài:
Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối cùng của bài thơ. ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sác, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc VIệt Nam kiên cường bất khuất, bền bỉ, trung thành bên bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.
Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu – cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã tan hòa vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Câu hỏi 5. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, có rất nhiều câu thơ diễn tả cái “mất” trong cái “còn” khi nói về Bác, hãy chép lại những câu thơ ấy và cảm nhận cái hay trong cách diễn đạt đó của tác giả.
Gợi ý làm bài:
Tác giả sử dụng hàng loạt câu thơ, hình ảnh thở để diễn tả cái “còn” trong cái “mất’ khi nói về Bác:
-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
-Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
-Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Chú ý các hình ảnh: Mặt trời trong lăng rất đỏ, bảy mươi chín mùa xuân, Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, vầng trăng, trời xanh. Các hình ảnh này vừa gợi cái vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, kính yêu và thương nhớ khôn nguôi của nhân dân với Bác.
Câu hỏi 6. Hãy nên nhận xét của em về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Gợi ý làm bài:
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
– Giọng điệu bài thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, vừa tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tảo bởi nhiều yêu tố như: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh.
– Thể thơ và nhịp điệu: Thể thơ 8 tiếng (có dòng 7 hoặc 9 tiếng). Cách gieo vần linh hoạt: vần liền và vần cách. Nhịp thơ nhìn chung chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những suy ngẫm sâu xa. Khổ cuối nhịp nhanh hơn với điệp ngữ “muốn làm”, thể hiện tình cảm lưu luyến và ước vọng tha thiết của nahf thơ. Bài thơ giàu nhạc điệu nên đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hất.
– Hình ảnh có nhiều sáng tạo,kết hợp giữa thực và ảo nhờ ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ. Hệ thống biểu tượng, ẩn dụ: mặt trời, trời xanh, vầng trăng gợi về Bác, có hình ảnh hàn tre, tràng hoa gợi về tình cảm của nhân dân với bác, tất cả đều vừa gần gữi vừa có giá trị biểu cảm, có ý nghĩa sâu xa
Câu hỏi 7. Cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ Viếng lăng Bác.
Gợi ý làm bài:
Hình ảnh Bác thể hiện rõ nhất trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, đặc biệt qua các ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh; hoán dụ: bảy mươi chín mùa xuân. Hình ảnh Bác mang vẻ đẹp vừa rực rỡ, vĩ đại, vừa dịu hiền, sáng trong và thắm tươi sự sống, một vẻ đẹp bất diệt, trường tồn. Vẻ đẹp ấy càng lung linh, ngời sáng khi nó được cảm nhận qua tấm lòng thành kính, ngưỡng một, nhớ thương và cảm xúc thăng hoa của nhà thơ.
Câu hỏi 8. Nhận xét về bài thơ Viếng lăng Bác, giáo sư Trần Đình Sử có viết…:
Gợi ý làm bài:
“Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quí báu trong kho tang thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc.”
(Đọc văn học văn, NXB Giác dục, 2002)
Hãy phân tích những ẩn dụ trong bài thơ để làm rõ ý kiến trên.
Lần lượt phân tích vẻ đẹp cảu các ẩn dụ trong bốn khổ thơ. Có hai hệ thống ẩn dụ, một gợi về bác (mặt trời, vầng trăng, trời xanh), một gợi về tấm lòng cảu nhà thơ cũng như của nhân dân với Bác (dòng người, hàng tre, cây tre). Những ẩn dụ đó đều đẹp và trang nhã, đều thể hiện sự thăng hoa cảu cảm xúc và nâng cao tâm hồn con người. Tất cả đều được viết nên từ tình cảm chân thành, sâu nặng của nhà thơ. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một thi phẩm xuất sắc, một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 9. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác để thấy được tấm long thành kính, thiết tha của nhà thơ đối với Bác Hồ.
Gợi ý làm bài:
Phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc cảu tác giả theo hành trình vào lăng viếng Bác. Từ tình cảm của nhà thơ thấy được ý nghĩa khái quát rộng hơn, thế hiện tình cảm của đồng bào miền Nam, của nhân dân ta đối với Bác kính yêu. Chú ý kết hợp phân tích vẻ đẹp cả về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ.
– Dehoctot.edu.vn–