Ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lối sống thuuỷ chung, tình nghĩa. Trăng trong bài thơ cũng là biểu tượng của đạo lí nghĩa tình trọn vẹn, trong sáng của nhân dân trong những năm tháng đánh Mỹ gian khổ. Ánh trăng cũng như tình yêu thương đùm bọc, che chở của nhân dân đối với bộ đội, với đất nước, góp phần làm nên chiến thắng, mãi mãi tỏa sáng, thủy chung, tình nghĩa. Được xem như biểu tượng của đạo lí thủy chung, bất hiến, vĩnh hằng, ánh trăng nhắc nhở mọi người dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đừng quên quá khứ “ Uống nước nhớ nguồn”.
» Hệ thống câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – có đáp án gợi ý
Câu 1. Nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn Duy và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ánh trăng.
– Nguyễn Duy – tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại Thanh Hóa. Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy được trao giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1973 với chùm thơ: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông. Từ giải thưởng này, ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
– Tác phẩm chính: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về (1994), Bụi (1996),…
– Hoàn cảnh sáng tác: Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập Ánh trăng (1984).
Bài thơ ra đời sau ba năm cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã khép lại. Ba năm sống trong hòa bình với những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ đến gian lao và kỉ niệm nghĩa tình của một thời gian đã qua. Ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lối sống thuuỷ chung, tình nghĩa.
Câu 2. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy mang dấu ấn một câu chuyện hàm súc,có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Em hãy nhận xét về kết cấu, giọng điệu và rút ra chủ đề của bài thơ.
Bài tập này yêu cầu HS làm rõ các nội dung sau:
– Chỉ rõ kết cấu bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện kể.
– Kể (tự sự) kết hợp với trữ tình (cảm xúc, giọng điệu).
– Tính hàm súc và ý nghĩa của hình tượng ánh trăng.
– Phát hiện chủ đề bài thơ.
Lần lượt triển khai như sau:
– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian:
+ Khổ 1, 2 kể về hồi nhỏ và khi trưởng thành đi chiến đấu, nhà thơ sống gắn bó với thiên nhiên: đồng, sông, bể rừng, trăng rất hồn nhiên, thân thiết. Đặc biệt là trăng. Trăng tỏa sáng cho trẻ thơ sống ở vùng quê nô đùa, vui chơi, trăng soi bước đường hành quân cho người chiến sĩ… trăng còn gợi cảm xúc thơ mộng trong tầm hồn mỗi người, trăng trở thành tri kỉ, nghĩa tình.
+ Khổ 3, 4 kể về thời gian hòa bình, trở về thành phố, nhà thơ được sống trong điều kiện đầy đủ: nhà cao cửa rộng, ánh điện lung linh, của gương sáng loáng… khác hẳn với những ngày thơ bé ở đồng ruộng và những ngày chiến đấu gian khổ ở rừng rú. Ánh sáng duy nhất là ánh trăng thì bây giờtrăng đi qua ngõ như người dưng qua đường, xa lạ, dửng dưng như người không quen biết. Nhưng thật trớ trêu, một tình huống bất ngờ xảy ra: thình lình tắt điện, phòng buyn – đinh tối om, cửa sổ được bật tung, đột ngột vầng trăng xuất hiện soi sáng căn phòng.
+ Khổ 5, 6: gặp lại trăng – người bạn cố tri, nghĩa tình, mặt đối mặt lòng bỗng dâng trào cảm xúc. Tất cả quá khứ ùa về gợi nhắc kỉ niệm xưa: đồng, bể, sông, rừng – những ngày khó khăn gian khổ nhưng gắn bó, nghĩa tình. Nhà thơ tự trách mình sao quá vô tình mà lãng quên quá khứ. Vầng trăng im phăng phắc nhhư nghiêm khắc lại như bao dung khiến nhà thơ càng thêm day dứt, giật mình, nhìn lại chính mình.
– Giọng kể kết hợp với giọng điệu trữ tình:
+ Ba khổ đầu: nhịp thơ chảy trôi thầm thĩ như một lời tâm tình.
+ Khổ 4: giọng thơ đột ngột chuyển hướng, tâm trạng ngỡ ngàng trước tình huống và sự xuất hiện của vầng trăng.
+ Khổ 5, 6: giọng điệu thiết tha, trầm lắng, xúc cảm và suy tư.
– Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng ở người đọc.
– Hình tượng trăng vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có tính khái quát, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, gợi chiều sâu suy tư, triết lí.
+ Trăng là biểu tượng đẹp của tự nhiên, là đối tượng yêu mến của tuổi thơ gắn với cổ tích chị hằng chú cuội và những đêm trăng rằm tháng tám. Trăng thơ mông với tình yêu; trăng là cái liềm vàng, đĩa bạc, là vú mộngcủa thi sĩ ngụp lặn tâm tình. Vì thế, trăng người bạn tri kỉ.
+ Trăng trong bài thơ cũng là biểu tượng của đạo lí nghĩa tình trọn vẹn, trong sáng của nhân dân trong những năm tháng đánh Mỹ gian khổ. Ánh trăng cũng như tình yêu thương đùm bọc, che chở của nhân dân đối với bộ đội, với đất nước, góp phần làm nên chiến thắng, mãi mãi tỏa sáng, thủy chung, tình nghĩa. Được xem như biểu tượng của đạo lí thủy chung, bất hiến, vĩnh hằng, ánh trăng nhắc nhở mọi người dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đừng quên quá khứ “ Uống nước nhớ nguồn”.
– Chủ đề: Bài thơ cất lên từ một tâm sự rất riêng tư, nhưng đó là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ sống, tình cảm đối với thiên nhiên, với nhân dân, với quá khứ gian lao mà tình nghĩa, bình dị, hiền hậu.
Câu 3. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy làm rõ điều đó bằng một đoạn văn.
Bài tập này tích hợp cả 3 tri thức: đọc- hiểu tác phẩm văn học, làm văn và Tiếng Viẹt. Để làm tốt, HS cần:
– Xác định phương pháp viết đoạn văn: diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân-hợp để từ đó xác định câu chủ đề (câu chốt) và các câu triển khai.
– Về tri thức: căn cứ vào văn bản thơ, tri thức đọc- hiểu và một phần gợi ý ở câu 2 (tính hàm súc,đa nghĩa, nhiều tầng của hình tượng ánh trăng) để làm bài.
Câu 4. Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một tâm sự ngắn.
-Yêu cầu người viết nhập than vào nhân vật trữ tình trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc, tâm sự của minh về một tình huống: mất điện, giật mình gặp lại ánh trăng xưa, người bạn tri kỉ, nghĩa tình đã gợi lại bao kỉ niệm trong quá khứ. Bản thân bỗng xúc động và tự cứ trách mìnhđã quá vô tình lãng quên người bạn đã từng gắn bố trong những năm tháng gian lao…
– Đọc, tham khảo bài viết:
ÁNH TRĂNG
Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiên. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sang không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi vươn ra khỏi khung cửa sổ, ngửa mặt nhìn lên trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Nỗi xúc động trào dâng, tôi thấy dung dung trong long, rưng rưng khóe mắt…
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba mươi năm rồi. Tôi về thành phố, song trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hào bình,đời sống đã khác xưa. Nhà cao tiện nghi hiện đại, khác xa với những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng song, cùng bể, cùng trăng. Phải chăng giờ đây tôi đã quen với đèn điên, cửa gương trong cuộc sống hiện đại, đủ đầy, giàu sang mà lãng quên vô tình với trăng? Trăng vẫn đi qua ngõ. Vậy mà tôi như không thây, vô tình,bạc beo, dửng dung như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sang cho bầu trời, mặt đất, nhân gian, không giận hờn, trách móc.
Đêm nay, dối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tối biết bao kỉ niệm ấu thơ với đồng, với sông, với bể, hòa nhập gắn bó với thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhơ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rốn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chịHằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương. Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu sung trăng treo” là gương mặt mỹ nữ gợi bao khát khao yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn,…Ngày ấy, duy nhất- trần trụi chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giờ tôi quên đồng, sông,bể, nhất là trăng. Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay…vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
Đêm nay đối diện với trăng, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như song, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng, hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa,.. cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh- nhìn lại như chất chứ một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính lòng vị tha của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiền biết bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất đã kề vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhua đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đại lí “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ơn bội nghĩa.
-dehoctot.edu.vn-