Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nguyện ước chân thành của nhà thơ Thanh Hải trước khi từ giã cõi đời. Tiếng lòng tha thiết ấy muốn được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
» Hệ thống câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – có đáp án gợi ý
Câu 1. Giới thiệu một số nét chính về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
– Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút và trở thành một trong những cây bút nổi bật có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
– Tác phẩm chính: Huế mùa xuân (tập I, 1970; tập II, 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977), Mùa xuân đất này (1982), Thanh Hải, thơ tuyển (1982).
– Mùa xuân nho nhỏ được viết tháng 11/1980, đó là những ngày cuối đời nằm trên giườn bệnh. Nhà thơ Thanh Hải đã gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những suy nghĩ sâu lắng của mình cho cuộc đời vào bài thơ.
Câu 2. Vì sao tác giả lại đặt tên cho thi phẩm của mình là Mùa xuân nho nhỏ?
Thanh Hải làm bài thơ này trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất, độc lập được ít năm, đang bước vào xây dựng vào xây dựng cuộc sống mới với biết bao khó khăn, thử thách. Bản thân ông đang bệnh nặng, sự sống đang rút ngắn từng ngày. Biết trước sự ra đi nhưng Thanh Hải không hề bi quan mà ngược lại vẫn khao khát sống. Sống đẹp, sống có ích cho đời. Vì vậy, đứng trước sự ra đi nhưng Thanh Hải không hề bị quan mà ngược lại vẫn khao khát sống. Sống đẹp, sống có ích cho đời. Vì vậy, đứng trước những năm tháng đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội giống như mùa xuân khởi đầu cho một năm tràn đầy sức sống. Tâm nguyện của nhà thơ muốn tiếp tục được cống hiến thật nhiều cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” – những gì tinh túy nhất của cuộc đời vào mùa xuân lớn của dân tộc. Nhan đề bài thơ lấy cảm hứng từ tâm nguyện đó nên xuyên suốt thi phẩm là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời đời, với thiên nhiên, đất nước cảu nhà nhà thơ.
Câu 3. Hãy nhận xét mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ.
– Mạch thơ được gợi hứng từ mùa xuân nên cảm xúc được bộc lộ trược tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân cảu đất nước, con người và mùa xuân trong tâm hồn thi sĩ, ước nguyện được hòa nhập và cống hiến, cũng những cảm xúc thiết tha, tự hòa về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
– Bố cục bài thơ:
+ Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+ Khổ 2, 3: Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, con người.
+ Khổ 4, 5: Nguyện ước của nhà thơ được góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
+ Khổ 6 (cuối): Ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Câu 4. Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Đề văn mở, tùy vào cảm nhận (rung cảm và hiểu biết) của mỗi người, tuy nhiên không thể tán bài thơ một cách tùy tiện. Cần phải bám vào hoàn cảnh sáng tác vào văn bản thơ kiến thức đọc – hiểu để làm bài. Sau đây là một gợi ý:
Mở bài
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nguyện ước chân thành của nhà thơ trước khi từ giã cõi đời. Tiếng lòng tha thiết ấy muốn được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
Thân bài. Cần đạt được các nội dung như sau:
* Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân của đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư làm bùng lên súc sống của mùa xuân lòng. Nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của dân tộc bằng một số nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp phần vào mùa xuân của đất trời, cuộc đời một mùa xuân nho nhỏ.
* Khổ thơ đầu
Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên xứ Huế thật đặc sắc:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chìm chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Bức tranh xuân được mở ra với không gian khoáng đạt: dòng sống, mặt đất, bầu trời. Dòng sông xanh – dòng sông thơ mộng hòa sắc một bông hoa tím biếc. Trên cao, những cánh chim chiền chiện chao liệng hót vang trời, làm xáo động cả bức tranh thơ. Dòng sống, tiếng chim là thực nhưng lại được xen vào một hình ảnh ảo: ” Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”. Bông hoa tím biếc sao có thể mọc lên từ giữa dòng sông? Đó là cai phi lý mà nghệ thuật cho phép để tạo nên hình ảnh đẹp lung linh., kì ảo trong thơ. Càng lung linh, kì ảo hơn khi tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác (nghe) thoát khỏi (giọt), có màu sắc (long lanh) và có thể đưa tay hứng (xúc giác). Tiếng chim ngân lên thật tròn, thật trong, thật vang trong ánh sáng tươi rực rỡ của cuộc sống vào xuân. Thi sĩ vui say trước khung cảnh tuyệt vời ấy và muốn vươn mình, đưa tay hướng về, đón nhận nâng niu, trân trọng. Điều đáng chú ý: khi Thanh Hải viết những dòng thơ này, mùa xuân chưa về (tháng 11), nhưng lời thơ, ý thơ tràn đầy sức xuân, hơi xuân. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha mới cất lên từ tâm hồn những lời hát ngân vang hay và đẹp đến thế!
* Khổ 2 và 3
– Từ mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ hướng cảm xúc của mình về mùa xuân đất nước, con người:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Mùa xuân trước hết là mùa xuân của người cầm súng, người ra đồng, những người tiêu biểu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những con người gieo mùa xuân, đen lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho đất nước. Ý nghĩ ấy được kết đọng ở chữ lộc lặp lại hai lần. Chữ lộc trong nghĩa thực: mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc; trong nghĩa chuyển: hái lộc mùa xuân. Lộc trong câu thơ là búp non trên cành lá ngụy trang của người chiến sĩ ra trận, là lộc non của mạ reo trên khắp cánh đồng. Lộc ấy chính là sức sống để vươn lên phát triển của cuộc sống mới.
– Các điệp ngữ tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả, hào hùng và lối so sánh trực tiếp diễn tả không khí lên đường khẩn trương, rộn ràng, náo nức: ” Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao…”. Mặc dù đất nước bốn ngàn năm vất vả và gian nan nhưng đó là đất nước của những con người chưa bao giờ giờ khuất, luôn bền bỉ, vững vàng, kiên định đi lên, vươn lên phía trước như vì sao. Ngôi sao ấy luôn tỏa sáng, soi đường cho thế hệ này nối tiếp thế hệ kia chung tay, góp sức mang đất nước bay cao, bay xa, tròn vẹn, muôn đời.
* Khổ 4 và 5
Trong không khí tưng bừng, hối hả của mùa xuân đất nước, con người, nhà thơ muốn được hòa vào, được cống hiến cùng mọi người:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Nguyện ước của nhà thơ được làm con chim mang giọng hót trong trẻo, tươi vui dâng cho đời một tiếng ca vui; muốn làm một cành hoa luôn tỏa hương sắc trong muôn màu sắc của vườn hoa dân tộc; muốn làm một nốt trầm không nổi trội mà thật xao xuyến, tha thiết, đầy ý nghĩa trong bản hòa ca cuộc đời; muốn làm một ” Một mùa xuân nho nhỏ” – góp phần vào mùa xuân lớn lao, hối hả, xôn xao, hòa hùng của một dân tộc, không phô trương, khoe mẽ, ”lặng lẽ dâng cho đời”, ”Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”, dù ngay cả lúc này sự sống đang vơi dần vẫn muốn cống hiến. Đó là lẽ sống cao đẹp – sống có ích, biết dâng hiến cho cuộc đời tất cả những gì tinh túy nhất. Nói về lẽ sống đẹp, nhà thơ Tố Hữu cũng viết:
Dẫu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nhà thơ; ” Thơ gửi bạn đường tro bón đất / Sống là cho và chết cũng là cho” (Tố Hữu). Với Thanh Hải, lẽ sống cho đời rất lặng lẽ, khiêm nhường, không ồn ào, lớn tiếng, nhà thơ chỉ muốn làm những điều rất nhỏ bé; con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ, hòa vào dàn đồng ca xao xuyến, xôn xao, hối hả của đất nước. Từ chỗ cái tôi trữ tình xưng tôi bộc lộ cảm xúc riêng tư của mình trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, giờ chuyển sang xưng ta diễn tả sự hòa nhập của cái tôi nhỏ bé vào cái ta rộng lớn (nhân dân, đất nước). Nguyện ước của nhà thơ không chỉ còn riêng một người, mà là nguyện ước chung của tất cả mọi người.
Câu thơ năm chứ, kết hợp sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trcs cú pháp tạo ra nhịp thở liền mạch, sôi nổi, trẻ trung, diễn tả cảm xúc vùa chân thành, vừa thiết tha, trào dâng với những khát vọng mãnh liệt.
– Trước lúc đi xa nhà thơ vẫn cháy lên khát vọng sống và tình yêu quê hương đất nước:
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Thi sĩ muốn hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân và ngợi ca đất Huế. KhúcNam ai (giai điệu buồn thương), khúcNam bình (giai điệu dịu dàng, trìu mến) ta càng hiểu tâm trạng và khao khát của nhà thơ, có cái gì như tiếc nuối, kín đáo, tinh tế, những điều khao khát ấy mãi như một khúc Nam ai, Nam bình theo về phía bên kia cuộc đời. Có lẽ Thanh Hải sẽ thấy rất vui khi nguyện ước của mình đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Nó trở thành một khúc ca xuân xúc động sống mãi trong lòng người.
*Nghệ thuật
Nét đặc sắc của bài thơ trước hết được thể hiện ở thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung. Âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết phù hợp với việc dãi bày tâm trạng, cảm xúc. Và đây cũng là thể thơ hợp khẩu vị, chất giọng của Thanh Hải. Hình ảnh thơ giản dị, khi lung linh, kì ảo, giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát. Cấu tứ thơ chặt chẽ, phát triển tự nhiên, trôi chảy, êm dịu như dòng Hương Giang xứ Huế. Giọng điệu phù hợp với cảm xúc, biến đổi qua từng khổ thơ: vui say sưa (khổ một), phấn chấn, hối hả (hai khổ tiếp theo), trầm lắng, nghiêm trang, tha thiết (ba khổ cuối).
Kết bài
Mùa xuân là đề tài, là cảm hứng bất tận của một thi ca xưa nay. Mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của lòng người. Một mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy, cái độc đáo và đặc sắc ở đây chính là hình ảnh mùa xuân nho nhỏ – biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và mỗi cuộc đời con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niện về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng; một bài học cho thế hệ trẻ về lẽ sống đẹp, lòng khiêm tốn, một nhân cách đáng trân trọng.
Câu 5. Phân tích giá trị tu từ được sử dụng trong khổ 1 và 5.
Bài tập này cần làm các bước sau:
– Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong bài thơ.
– Phân tích giá trị nghệ thuật của nó.
Gợi ý
– Khổ 1, tác giả sử dụng:
+ Phép đảo trật tự cú pháp: “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc” (động từ mọc đảo lên trước cụm danh từ chủ thể một bông hoa…). Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh bông hoa tím biếc trên nền dòng sông xanh, khiến câu thơ trở nên lung linh, sống động sắc màu.
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe tiếng chim chiền chiện hót cảm giác như “Từng hạt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng” (từ thính giác -> thị giác -> xúc giác). Tác dụng hình tượng hóa tiếng chim như sức sống, vẻ đẹp, niềm vui rộn rã của cuộc sống mới trong tự do, hòa bình mà nhà thơ trân trọng, ngợi ca.
– Khổ 5, tác giả sử dụng:
+ Phép ẩn dụ qua hình ảnh: “Một mùa xuân nho nhỏ” – Con người được ví như mùa xuân. Tác dụng: mùa xuân – biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ, sung sức nhất của sự sống và cuộc đời con người. Nhà thơ ngầm ví mình như mùa xuân nhỏ bé trong mùa xuân lớn của dân tộc vì lẽ đó. Đây là một hình ảnh đặc sắc có giá trị thẩm mĩ cao.
+ Phép điệp cấu trúc ngữ pháp: “Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”, có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh tâm nguyện, khát vọng cống hiến. Lẽ sống đẹp thì dù trẻ hay già vẫn không thôi khát vọng.
Câu 6. Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ tôi thành ta?
Trong bài thơ tác giả thể hiện hai cách xưng hô: tôi và ta. Sự chuyển đổi cách xưng hô của chủ thể chữ tình không phải là vô tình, mà được tác giả sử dụng có chủ ý nghệ thuật làm bộ lộ cảm xúc và tư tưởng của bài thơ.
– Chữ tôi trong câu : “Tôi đưa tay tôi hứng” bộc lộ cảm xúc say mê rất riêng của cái tôi trữ tình trước vẻ đẹp mùa xuân..
– Chữ ta trong câu thơ: Ta làm, Ta nhập, Ta xin hát:
+ Tác giả bày tỏ quan niện của mình.
+ Tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước chân thành.
+ Lời nguyện ước không chỉ của riêng nhà thơ,tác giả còn nói thay cho nhiều cái tôi khác nên cái tôi được hòa vào cái ta chung, song không hòa tan mà vẫn nổi bật một cái tôi Thanh Hải nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm.
Câu 7. Viết đoạn văn bình luận một khổ mà em thích nhất trong bài thơ.
Bài tập này cần lưu ý mấy điểm sau:
– Bình thơ cần chọn khổ mình thích nhất, thấy tâm đắc, thú vị nhất.
– Phương pháp:
+ Bình: nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc của câu, từ, chữ nghĩa, hình ảnh, hình tượng, nhịp điệu, tiết tấu,…
+ Bình kết hợp với giảng (giảng giải, cắt nghĩa cho người ta hiểu).
+ Có thể giảng trước bình sau, hoặc bình trước giảng sau, hoặc đan xen giữa bình và giảng.
– Tùy vào ý thích mỗi người, các em lựa chọn và bình theo phương pháp đã gợi ý, chú ý vào phương pháp viết đoạn văn.
-dehoctot.edu.vn-