Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thể thống nhất, cảm xúc phát triển thoe hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thức, thời điểm khác với mọi hoạt động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc nình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển cả thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc ca khải hoàn sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Con cò của Chế Lan Viên – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – có đáp án gợi ý
Câu 1. Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
– Huy Cận (1919 – 2005), quê Hà Tĩnh. Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
– Các tác phẩm chính
+ Trước Cách mạng: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942).
+ Sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ về cuộc đời (1963),…
– Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết năm 1958, in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng trong một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng trước thiên nhiên đất nước, trước cuộc sống mới của nhân dân lao động. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.
Câu 2. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
– Đọc kĩ (hoặc thuộc) bài thơ, nắm được bố cục bài thơ theo tiến trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Hành trình của buổi lao động nhịp với nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàn hôn đến bình minh.
– Phương pháp lập luận: Phân tích kết hợp với chứng minh, bình luận.
– Tư liệu: chủ yếu trong bài thơ và đọc tham khảo một số tư liệu khác.
Mở bài. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
(Bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi lao động tập thể và con người lao động trong khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp).
Thân bài. Cần đạt được các luận điểm sau:
– Hoàng hôn buông xuống, đoàn thuyền bắt đầu ra khơi, tâm trạng con người lại hào hứng với một ngày lao động mới (hai khổ thơ đầu).
– Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời đêm (bốn khổ tiếp).
– Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh (khổ cuối).
– Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Kết bài. Đánh giá chung giá trị tư tưởng bài thơ.
Câu 3. Phân tích và so sánh khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Bài tập này HS có thể viết một bài văn ngắn hoặc đoạn văn tổng – phân – hợp. Kết hợp phân tích, so sánh và chứng minh. Gợi ý:
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thể thống nhất, cảm xúc phát triển thoe hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thức, thời điểm khác với mọi hoạt động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc nình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển cả thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc ca khải hoàn sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.
– Mở đầu, bài thơ tấu lên như khú hát lên đường của người lao động trên biển cả:
Mặt trời xuống biển như hoàn lửa
Soáng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát giăng buồm cùng gió khơi.
Hai câu đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp và tráng lệ của thiên hiên trên biển. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có tác động như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêm như tấm cửa khổng lồ sập xuống, đóng lại một ngày chuận bị nghỉ ngơi. Nhưng đó lại là lúc dân chài ra khơi, cất tiếng hát, căng buồm cùng gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của một buổi lao động trên biển thật hào hứng, phấn khởi của con người đã được làm chủ thiên nhiên, đất nước, cuộc đời. Hình ảnh cánh buồm, gió khơi và câu hát gợi ra khung cảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, khỏe và lạ. Tâm tư của người đánh cá gửi gắm trong lời hát: phẩn khởi, mê say với công việc và tự hào về sự giàu đẹp củ biển quê hương.
– Lúc ra đi đầy hứng khởi và lúc trở về thuyền đầy cá tôm, khí thế, niềm vui càng được nhân lên:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cái khác của hai khổ thơ: nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh, mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Đoàn thuyền lúc này cá đầy khoang giương buồm chạy đua cùng mặt trời. Hình ảnh thật rực rỡ, tráng lệ, khúc hát lúc trở về là khúc ca khải hoàn của người lao động, vẫn khí thế như lúc ra đi hồ hởi, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng. Khổ thơ sử dụng hiều thủ pháp nghệ thuật: khoa trương, ẩn dụ, nhân hóa, hình ảnh đẹp, tráng lệ tạo nên bức tranh lao động trên biển đẹp hào hùng. Đặc biệt là tiếng hát ngân nga suốt bài thơ: mở đầu và kết thúc, đó là tiếng hát lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động. Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá là đặc sắc nhất trong bài thơ, có sự đối lập nhau về hình ảnh, thời gian, không gian. Và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển cả.
=> Niềm vui, khí thế phấn khởi không chỉ của người lao động mà đó cũng là nềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên hiên và cuộc sống mới ủa nhân dân, đất nước.
Câu 4. Viết đoạn văn cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lướt vây giăng.
HS cần đọc nhiều lần đoạn thơ, suy gẫm cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để cảm nhận được cái hay của nó. Gợi ý:
Cảm hứng hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn khiến tâm hồm thi sĩ thăng hoa để có được những câu thơ xuất thần trước vẻ đẹp thiên nhiên: cảnh đánh cá trên biển đêm trăng của ngư dân:
Thuyền ta lái gió với thuyền trăng,
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lướt vây giăng.
Bốn câu thơ tạo nên bức tranh sinh động, khẩn trương của ngư dân: thuyền lướt, lưới giăng vừa hào hùng vừa thơ mộng. Những hình ảnh lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng, dàn đan thế trận, dò bụng biển đã biến con thuyền thực thành con thuyền mộng. Con thuyền lao động mà giống như con thuyền “lướt bể chơi trăng” của kẻ tao nhân tâm hồn phóng khoáng… Hình ảnh con thuyền lái gió, buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng đã nâng con người lao động lên tầm vóc lớn lao, hòa vào vũ trụ… Chất lãng mạn bao trùm bức tranh lao động, biến công việc nặng nhọc, vất vả sóng gió thành niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống chưa chan. Con người không chỉ hòa nhập mà còn nổi bật ở vị trí trung tâm vũ trụ, ra giữa dặm khơi, dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận. Cuộc lao động trên biển cả là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên của ngư dân. Với lòng dũng cảm, hăng say và trí tuệ nghề nghiệp, họ luôn là người lạc quan và chiến thắng.
Câu 5. Viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động mới được khắc họa trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Gợi ý:
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận viết trong những năm đất nước bắt đầu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc. Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng phấn chấn trước sự thay đổi của đất nước. Khi về thực tế tại vùng biển này, nhà thơ rất cảm kích trước khung cảnh lao động tạp thể của con người và cuộc sống mới. Ông viết Đoàn thuyền đánh cá coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ thiên nhiên, biển trời, cuộc đời, cuộc sống.
– Hai khổ thơ đầu là khung cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của người lao động với khúc hát lên đường đầy khí thế, nhiệt tình và khẩn trương.
– Bốn câu thơ tiếp theo là khúc ca đánh cá trên biển.
+ Hình ảnh con người khỏe khoắn, lồng lộng giữa biển khơi, dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lứoi vây giăng điệp trùng…
+ Họ vừa làm vừa hát thật vui tươi, khiến công việc đánh cá nặng nhọc, gian khổ, vất vả thành bài ca lao động đầy hào hứng, vừa hùng tráng vừa mộng mơ.
+ Con người lao động trên biển là trung tâm của bức tranh được khắc họa với nét tạo hình gân guốc, chăc khỏe, cơ bắp cuồn cuộn, kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu cá bạc, cá vàng.
– Đoàn thuyền đẹp hào hùng cả lúc ra đi cả lúc trở về, con người phấn khởi hồ hởi trong niềm vui chiến thắng sau một đêm lao động vất vả. Ánh dương đxa tô điểm cho thành quả của họ thêm rực rỡ (khổ cuối).
=> Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, con người luôn làm chủ thiên nhiên. Với lòng dũng cảm, tinh thần lao động hăng say, lạc quan, yêu đời, con người luôn là người chiến thắng.
Câu 6. Viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Tương tự như Câu 5, yêu cầu người viết trình bày cảm nhận của mình về một vấn đề; vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ. Thực ra cảnh lao động của con ngừoi trên biển cả: cảnh – người quyện hòa nên bức tranh thơ rực rỡ. Cảnh phải có người và người càng được tôn lên bới cảnh. Năm được nguyên tắc đó để phân tích.
– Cần chú ý: trong bức tranh thơ này gồm ba cảnh:
+ Cảnh ra khơi lúc mặt trời xuống biển. Cảnh biển đẹp kì vĩ bởi hình ảnh mặt trời xuống biển như hòn lửa phản quang xuống mặt biển. Sóng đan trên mặt biển như cài then, màn đêm sập xuống lấn át ánh sáng. Đoàn thuyền giương buồm lướt sóng ra khơi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề tăm tồi mà mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động của nó. Tác giả miêu tả tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước cách mạng, Vũ trụ ca còn mênh mang một nỗi buồn trời nước thì giờ đây niềm vui tràn ngập ấm áp trong cảnh và người.
+ Cảnh thứ hai: Đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm trăng. Với cảm hứng lãng mạn, bay bổng: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng” tạo ra bức tranh thiên nhiên vừa hùng tráng vừa thơ mộng. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ nhoi trước biển trời bao la dã trở thành con thuyền kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió, trăng, sao và cánh buồm cũng thấm đẫm trăng khiến người và cảnh nhập hòa, biển càng thêm sống động, lung linh, kì ảo. Càng đẹp hơn ở phép nhân hóa: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long””, “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. Trăng soi chiếu xuống mặt biển, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền, tạo nên nhịp sóng trăng như xua cá và lưới. Thiên nhiên và con người hòa hợp, tạo nên bức tranh lao động giữa biển đêm vốn đầy gian khổ và hiểm nguy trở thành bài ca lao động vui tươi, hùng tráng và thơ mộng
+ Cảnh thứ ba; Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trước bình minh. Hình ảnh rạng đông, nắng hồng, gió khơi, mặt trời đội biển nhô màu mới… sự vận động của tự nhiên trên biển thật kì vĩ, mát mẻ, trong trẻo, tinh khôi và khoáng đãng. Đoàn thuyền căng buồm lướt sóng về bến trong niềm vui phơi phới, nổi bật giữa vũ trụ lớn lao.
=> Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, thực và mộng, lung linh, bay bổng biểu hiện niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên. Đây cũng là niềm vui của nhà thơ trước cuộc sống mới, con người lao động mới. Sự gia thoa của hai cảm hứng đã tạo ra những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài, đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.
-dehoctot.edu.vn-