Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 – 2020 là môn Lịch sử dưới hình thức trắc nghiệm. Môn thi thứ tư là trắc nghiệm lịch sử khiến học sinh và phụ huynh lo lắng? dehoctot.edu.vn giúp bạn khoanh vùng kiến thức và hướng dẫn phương pháp học – ôn hiệu quả.
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)
Câu 1. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày nào?
- Ngày 10-10-1954
- Ngày 10-10-1955
- Ngày 11-10-1954
- Ngày 11-10-1955
Câu 2. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?
- Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam- Bắc
- Để lại quân đội ở miền Nam
- Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự
- Bồi thường chiến tranh
Câu 3. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có hành động gì
- Mĩ liền nhảy vào đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam
- Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam thay quân Pháp
- Biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ
- Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lan xuống ở Đông Nam Á
Câu 4. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc
- Cải cách ruộng đất
- Đưa nông dân vào hợp tác xã
- Tặng thưởng tiền cho nông dân
- Khuyến khích nhân dân đoàn kết
Câu 5. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào
- Đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm
- Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang
- Đấu tranh vũ trang
- Đấu tranh ngoại giao
Câu 6. Nội dung nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mĩ- Diệm?
- Đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
- Bảo vệ hoà bình
- Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
- Lật đổ chính quyền Mĩ- Diệm
Câu 7. Tháng 8-1954, ở Sài Gòn- Chợ Lớn diễn ra phong trào đấu tranh nào của nhân dân miền Nam?
- Phong trào hoà bình
- Phong trào chống tố cộng diệt cộng
- Phong trào chống trưng cầu dân ý
- Phong trào chống bầu cử quốc hội
Câu 8. Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 15 (đầu năm 1959) của Đảng đã có chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam?
- Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
- Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh
- Nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để đánh Mĩ-Diệm
- Tiếp tục đấu tranh chính trị, hoà bình
Câu 9. Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương 15 (đầu năm 1959) của đảng đã đề ra con đường đấu tranh của nhân dân miền Nam là
- Đấu tranh chính trị
- Đấu tranh vũ trang
- Đấu tranh nghị trường
- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
Câu 10. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam
- Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm
- Cách mạng miền Nam chuyển từ thể gìn giữ lực lượng sang thể tiến công
- Buộc Mĩ phải rút quân về nước
Câu 11. Âm mưu của Mỹ trong việc can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) là gì?
- Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương
- Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản
- Thúc đẩy tự do, dân chủ của Đông Nam Á
- Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương
Câu 12. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công?
- Phong trào “Phá ấp chiến lược”
- Phong trào “tìm Mĩ mà đánh- lùng Nguỵ mà diệt”
- Phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”
- Phong trào “Đồng khởi”
Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào
- Cách mạng hai miền Nam- Bắc có những bước tiến quan trọng
- Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn
- Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ
- Cách mạng miền Nam đang gặp khó khăn, cách mạng miền Bắc thành công
Câu 14. Sai lầm nghiêm trọng nào của công cuộc cải cách ruộng đất (1954-1957) là
- Quy nhầm cán bộ đảng viên thành địa chủ
- Phát động quần chúng cải cách ruộng đất
- Thực hiện “người cày có ruộng”, giảm tô, giảm thuế
- Đấu tố tràn lan, quy nhầm thành phần địa chủ
Câu 15. Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
- Chiến thắng Bình Giã
- Chiến thắng Ấp Bắc
- Chiến thắng Vạn Tường
- Chiến thắng Đồng Xoài
Câu 16. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã có quyết định gì đối với cách mạng miền Nam?
- Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường chính trị
- Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực giành chính quyền
- Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường vũ trang
- Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao
Câu 17. Chiến thắng nào của quân và dân ta đánh dấu sự phá sản về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
- Ba Gia
- An Lão
- Ấp Bắc
- Bình Giã
Câu 18. Chính sách nào của Mĩ Diệm gây khó khăn từ đối với cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1959?
- Phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống
- Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam
- Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10- 59” công khai chém chết
- Thực hiện chính sách “đả cực”, “bài phong”, “diệt cộng”
Câu 19. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là gì?
- Đưa nhân dân lên làm chủ nhiều thôn, xã ở miền Nam
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- Đánh dấu bước phát triển của Cách mạng Miền Nam chuyển từ thể giữ gìn lực lượng sang thể tiến công
Câu 20. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã đề ra
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền
- Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm
- Đường lối tiến hành công nghiệp hoá, điện khí hoá đất nước
- Biện pháp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc
Câu 21. Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) là gì?
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền
- Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền
- Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền
- Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Câu 22. Âm mưu thâm độc của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là gì?
- Xâm lược miền Nam Việt Nam
- Dùng người Việt đánh người Việt
- Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng
- Tạo thế lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn
Câu 23. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
- Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ
- Quân viễn chinh Mĩ với vũ khí trang bị của Mĩ
- Quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ
- Liên quân Mĩ và đồng minh, với vũ trang, trang bị của Mĩ
Câu 24. Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới (1961-1965) là
- Chính quyền và quân đội Sài Gòn
- Cố vấn Mĩ
- Quân đội viễn chinh Mĩ
- Quân các nước đồng minh của Mĩ
Câu 25. Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” của miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là
- Lập các “khu trù mật”
- Lập các “vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng
- Dồn dân lập “ấp chiến lược”
- Phong toả biên giới, vùng biển để ngăn cản chi viện của miền Bắc cho miền Nam.