Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều dài 26 câu thơ, đây là đoạn trữ tình – tự sự đạc sắc, rất thành công về tả người và tả tâm trạng nhân vật. Bằng bút pháp hiện thực thần diệu, Nguyễn Du đã dựng lên một màn bi hài kịch, trong đó nhân vật trung tâm họ Mã hiên lên lồ lộ với đầy đủ tính cách bỉ ổi, đê tiện của lẻ buôn thịt bán người. Đằng sau bức ấy là một trái tim nặng trĩu ưu tư của đại thi hào.
» Hệ thống câu hỏi ôn tập tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập đoạn trích Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du – có đáp án gợi ý
Câu 1. Giới thiệu vị trí đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Đoạn thơ gồm 26 câu (từ câu 6 đến câu 648) nằm ở đầu hai phần của Truyện Kiều (Gia biến và Lưu lạc).
Gặp cơn gia biến, Kiều bán mình chuộc cha. Người đến mua Kiều là Mã Giám Sinh – một kẻ buôn thịt bán người. Qua việc cò kè mua bán, Mã Giám Sinh bộc lộ rõ bản chất con buôn ghê tởm; đồng thời đoạn trích cũng thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề trong cảnh ngộ bất hạnh đầu tiên trong cuộc đời Kiều.
Câu 2. Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh để làm nổi bật bút pháp hiện thực của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Gợi ý
Mở bài
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều dài 26 câu thơ, đây là đoạn trữ tình – tự sự đạc sắc, rất thành công về tả người và tả tâm trạng nhân vật. Bằng bút pháp hiện thực thần diệu, Nguyễn Du đã dựng lên một màn bi hài kịch, trong đó nhân vật trung tâm họ Mã hiên lên lồ lộ với đầy đủ tính cách bỉ ổi, đê tiện của lẻ buôn thịt bán người. Đằng sau bức ấy là một trái tim nặng trĩu ưu tư của đại thi hào.
Thân bài
* Màn kịch vấn danh
– Vấn danh là một tục lệ trong hôn nhân ngày xưa. Khi hia họ đã ưng thuận thì nhà trai tiến hành một loạt các nghi lễ cho đến khi cưới. Vấn danh là màn mở đầu (tức lễ ăn hỏi), hỏi tên tuổi, xem mặt dâu, mặt rể và xin cưới.
– Sau khi được mụ mối bắn tin là Thúy Kiều đã đồng ý làm “vợ lẽ”, Mã Giám Sinh đã cùng bầu đoàn đến nhà Kiều để “vấn danh”. Đội lốt đi hỏi vợ nhưng thực chất là đi “xem hàng” để mua bán. Từ đầu đến cuối cuộc vấn danh tuần tự theo thời gian lạnh và khô trong mối quan hệ trao đổi của đứt đục suốt, sòng phẳng và ráo hoảnh.
* Chân dung họ Mã
– Sau lời giới thiệu mụ mối “Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh” là sự xuất hiện chân dung họ Mã – vai chính và bầu đoàn khiến câu chuyện trở nên náo nhiệt.
Họ Mã được xem là viễn khách – khách ở nơi xa – đến với mục đích trang trọng, đẹp đẽ: vấn danh. Nhưng cung cách của họ Mã khi thoạt bước lên thềm đã bộc llọ vẻ lấc cấc, cộc cằn, thiếu văn hóa trái ngược với kẻ có học (giám sinh):
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh,
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần. Ngay từ đầu cách nói đã đầy mâu thuẫn và giả dối, Mã giới thiệu là viễn khách mà lại nói “cũng gần”. Người huyện Lâm Tri lại nói là Lâm Thanh. Tên cũng chẳng rõ ràng chỉ chung chung hai chữ Giám Sinh mà chẳng đàng hoàng, lịch sự chút nào! Tiếp theo là cách phục sức, đi đứng, hành vi, cử chỉ mới thật láo nháo, bắng nhắng, kệch cỡm, vô học:
Quá niên trạc ngoài tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Trước thầy, sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Lại một loạt những mâu thuẫn: ngoại tứ tuần sao mới đi hỏi vợ? Những là vợ lẽ thì xã hội xưa vẫn có thể chấp nhận được. Song cái vẻ ngoài ăn mặc tơ tuốt, bảnh bao khoe giàu khoe sang, khoe chữ khoe nghĩa (Giám sinh – sinh viên, người có học) mà lại chẳng hề có học! Ngày xưa người đàn ông ngoại tứ tuần phải để râu tóc cho nghiêm trang, nhưng họ Mã lại chơi trống bỏi: cạo nhẵn nhụi xem ra lố bịch, nực cười, chẳng hợp thời. Áo quần bảnh bao nhưng thầy – tớ lại đi đứng nhâng nháo, nói năng ồn ào, chẳng có tôn ti trật tự trên dưới gì cả. Trong khi mụ mối rất lễ phép, trang trọng rước vào lầu trang thì họ Mã thể hiện một hành động kì quặc, thô lỗ, sỗ sàng “Ghế trên ngồi tót” – nhảy tót lên ghế trên ngồi (ghế dành cho các bậc bề trên), đây là một thói quen thô tục của kẻ vô học. Chỉ một chữ tót thật đắt, nhà thơ đã phơi bày, lột tả đến tận cùng loại người ô trọc, cặn bã của xã hội, quen thói ứng xử chợ búa, cậy tiền chẳng coi ai ra gì, mặc dù mình là kẻ dưới đi hỏi vợ.
Tám câu thơ với nét vẽ tài tình, Nguyễn Du là làm hiện lên chân dung họ Mã chính xác tới từng chi tiết. Từ tuổi tác, ngoại hình đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động tất cả chỉ là một tên lai lịch mờ ám, giả danh, phù phiếm, thô lỗ, vô học khiến người đọc căm ghét, khinh bỉ.
– Tuy nhiên, sau màn kịch vẫn danh bước vào công việc chính, Mã Giám Sinh lại hành động một cách thận trọng, bài bản, lộ nguyên hình một con buôn với những thủ đoạn sành sỏi, tàn nhẫn. Mã không thèm để ý tới “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai” của Thúy Kiều, mà chỉ tập trung vèo ép, thử, cân, đo xem Kiều như một món hàng không hơn không kém:
Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Sau khi nhấc lên đặt xuống, bắt khoan bắt nhặt, hắn hoàn toàn vừa ý vì thấy món hàng càng nhìn càng thấy mặn nồng, một vẻ một ưa, lúc đó mới dặt dìu lời văn hóa bóng bẩy:
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Giọng điệu, lời lẽ văn hoa, khuôn sáo nghe thật nực cười, lố bịch. Điều đó chẳng thể che đậy được vai kịch đóng hờ vì nó hoàn toàn đối lập với hành động, cư chỉ vừa xảy ra trước đó. Càng lộ rõ chân tướng của kẻ buôn thịt bán người khi mụ mối phát giá “nghìn vàng”. Họ Mã lập tức nhảy dựng lên dìm giá theo bản năng của gã lái. Giá đáng nghìn vàng mà nâng lên đặt xuống chỉ còn non một nửa.
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Từ cò kè quá đắt, lột tả hết chân tướng bản chất con buôn keo kiệt, đầy mánh lới của họ Mã. Kết thúc màn bi hài kịch, Nguyễn Du đã lật tẩy con bài, lật ngửa bản chất xấu xa, chuyên buôn thịt bán người của Mã Giám Sinh: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”, “Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”.
Dưới ngòi bút hiện thực bậc thầy của Nguyễn Du, họ Mã chỉ là một tên chuyên buôn người, mua gái cho lần xanh, một tên lưu manh thô bỉ, mạt hạng núp dưới hình thức “Giám Sinh” – người có học, đi vấn danh. Vấn danh chỉ là vỏ, là màn kịch còn mua bán mới là cốt lõi. Ta có thể xâu chuỗi một loạt các tính từ, động từ đắt giá: nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao, tót, sỗ sàng, đắn đó, cân, ép, thử, cò kè, bớt, thêm tái hiện lại chân tướng họ Mã từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói, hành vi, tính cách, bản chất chân xác tới từng xentimét. Đó chính là tài nghệ của Nguyễn Du trong tả người, nhất là nhân vật phản diện, thực bằng xướng bằng thịt như từ cuộc sống bước vào trang sách, không hề bịa đặt khiến người đọc thấy ghê tởm, khinh ghét.
Kết bài
Qua cuộc mua bán người của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du muốn vạch trần bản chất đồi bại, mục rỗng của xã hội phong kiến đương thời. Một xã hội đen tối, thối nát gần như vô chính phủ. Những kẻ có tiền có thể nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người lương thiện. Những giá trị cao đẹp của con người, nhất là người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều, lẽ ra phải được bảo vệ và trân trọng nhưng vì tiền, con người tài sắc cũng chỉ là một món hàng để mua bán. Đoạn trích mang ý nghĩa tố cáo xã hội mạnh mẽ và ý nghĩa nhân văn sân sắc.
Câu 3. Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều và cảm hứng nhân văn của nhà thơ qua đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Gợi ý
Mở bài
Có lẽ trong văn học trung đại chưa có nhân vật phụ nữ nào bất hạnh và đáng thương hơn Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Một giai nhân tuyệt sắc đa tài, gia đình nàng gặp cơn tai biến bất kì, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Người đến mua hàng là Mã Giám Sinh, một tên buôn người đội lốt vấn danh. Nàng đau đớn, tủi nhục, ê chề trong cảnh ngộ đầu tiên mở màn cho bước trầm luân khổ ải.
Thân bài
– Trong màn kịch lễ vấn danh, đối lập với bộ mặt lạnh lùng, ghê tởm của Mã Giám Sinh là bộ dạng tội nghiệp đầy đau thương, tủi nhục Thúy Kiều. Đang từ là một tiểu thư khuê các “Êm đềm trướng rủ màn che”, đang đắm say trong mối tình đầu trong sáng, mãnh liệt thì tai họa bất ngờ ập đến, bỗng chốc nàng bị biến thành món hàng bán mua trong tay bọn bất lương. Là người thông minh, tài hoa nên lần đầu tiên bắt gặp họ Mã đến vấn danh mà “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, trong thâm tầm Thúy Kiều đã thấy thất vọng vì tác phong trái ngược hẳn với chàng Kim “Phong tư tài mạo tót vời” nho nhã. Nỗi uất ức, buồn tủi trong nàng càng trào dâng:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn sóng e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
“ Nỗi mình” là nỗi đau phải bán thân chuộc cha và em, phải lìa bỏ lời nguyện ước ba sinh cùng Kim Trọng, lĩa xa gia đình không viết cuộc đời hoa trôi man mác biết là về đâu? Lại thêm “nỗi nhà” – cha và em trai bị vu oan, bị tra tấn đánh đập dã man, tải sản bị cướp đoạt, gia đình tan nát, chia lìa. Chỉ một câu thơ nhưng nhà thơ đã khái quát được cả một cảnh ngộ, một nỗi niềm. Càng đau đớn hơn khi lần đầu tiên Kiều đối diện với “đức lang quân tương lai” là loại người thô bỉ, vô học, hỏi làm sao không “Thềm hoa môt bước lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Một bước mà thấy hàng nước mắt tuôn mưa, Kiều đau đớn, sượng sùng, xấu hổ, buông xuôi, mặc cho mụ mối “ vén tóc, bắt tay”, phó mặc cho họ Mã “đắn đo, ép, thử”, ngắm trước nghía sau, cân nhắc, cò kè.
– Vì sao Kiều lại phó mặc cuộc đời, hổ thẹn, câm lặng, làm theo chỉ dẫn như một cái máy? Là người con gái thông minh, lẽ ra nhận thấy lễ vấn danh là cuộc mua bán trá hình thì Kiều phải phán ứng chứ? Không! Kiều không thể, vì nàng biết giờ đây trong nhà chỉ còn một mình nàng là món hàng có giá để có thể bán cứu được cha và em, đồng tiền đã trở thành thế lực vạn năng trong xã hội vạn ác: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”.Nếu nàng phản ứng, chống lại thì lấy tiền đâu để “đền ơn sinh thành”? Tình thế éo le đẩy nàng tới bước đường cùng không thể nào khác được. Nàng ý thứ được nhân phẩm của mình, bi kịch của cuộc đời nên mới suy sụp tinh thần, thể xác như thế. Và đành nhắm mắt đưa chân , để xem con tạo xoay vẫn ra sao?
– Với cây bút tài hoa, Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, ước lệ để diễn tả chân dung, thái độ, tâm trạng của nhân vật mình yêu thương, quý mến: Thềm hoa, lệ hoa, ngừng hoa, như cúc, như mai. Đã là người con gái đẹp thì dù có buồn đau, tủi nhục, tiều tụy đến đâu vẫn đẹp như hoa. Nhưng thật đáng tiếc, tài hoa bạc mệnh: “Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn”.
Kết bài
Trong Truyện Kiều, hầu như mỗi khi Kiều gặp một ngã rẽ, khúc quanh, ghềnh nguy, thác hiểm thì Nguyễn Du lại một lần đau đớn, khóc thương cùng nàng. Nguyễn Du đã nhập mình rất sâu vào tâm trạng của Kiều để nhìn, để nghe, để cảm nhận bằng chính con mắt, lỗ tai, trái tim, khối óc của Kiều. Vì vậy, mỗi khi miêu tả tâm trạng đau đớn của nàng không chỉ chính nhà thơ mà người đọc cũng cảm nhận như có máu chảy ở đầu ngọn bút, như có nước mắt tuôn tràn trang giấy, đau đớn, xúc động, thương cảm xót xa. Đó chính là trái tim nhân hậu, luôn yêu thương, đau cùng nỗi đau con người. Phía sau nỗi đau thân phận là lời tố cáo xã hội độc ác, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người lương thiện. Đoạn trích thấm đẫm giá trị nhân văn.
-dehoctot.edu.vn-