“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.
Khái quát chung về văn bản Cảnh ngày xuân
Vị trí đoạn trích
Sau đoạn tả sắc của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh Minh, chị em Kiều – Vân đi chơi xuân.
Kết cấu
( Theo trình tự thời gian)
-Bốn câu đầu: Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên ngày xuân.
-Tám câu tiếp: Không khí náo nức , vui tươi của lễ hội trong tiết thanh minh.
-Sáu câu cuối: Cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trở về.
Đặt điểm nội dung, nghệ thuật.
- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội tươi đẹp, trong sáng, qua đó gợi lên tâm trạng của nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn thơ này khá đặc sắc: kết hợp với bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu tính tạo hình để tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật.
Định hướng tiếp cận văn bản Cảnh ngày xuân
Bốn câu thơ đầu: một bức tranh xuân diễm lệ.
- Trong Kim Vân Kiều Truyện chỉ có một câu:” Một hôm vào tiết Thanh Minh…”, Nguyễn Du dựa vào đó đã vẽ lên bức tranh xuân thâm bằng thơ, với vẻ đẹp riêng.
- Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian, vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau, đã bước sang tháng ba, ánh sáng trong veo (thiều quang), chưa chói lòa, gay gắt. Trên nền trời xanh nhữngcánh én chao liệng như thoi đưa dệt tấm xuân. Cảnh động chứ không tĩnh. Câu thơ vừa tả cảnh vừa ngụ ý mùa xuân qua mau.
- Hai câu thơ tiếp theo mới thực là bức tranh xuân tuyệt mỹ. Không gian thoáng đạt, trong trẻo, thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Thơ cổ trung quốc có câu:” Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa” ( Cỏ thơm liền với trời xanh- Trên cành lê có mấy bông hoa).
- Nguyễn Du đã sáng tạo câu thơ ấy, dùng “cỏ non” thay vì “cỏ thơm”để tô đậm màu sắc – màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh, hợp với màu lam trong sángcủa chân trời ngày xuân, trên đó điểm xuyết sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê, làm thành dung hòa sắc độ lạnh mà vẫn rạo rực sức sống bên trong, tươi mát và mới mẻ.
- Chữ “trắng”, được Nguyễn Du thêm vào và đảo lên trước càng gây ấn tượng mạnh, chữ “điểm” gợi bàn tay họa sĩ- thi sĩ vẽ nên thơ họa, như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi, khiến cảnh có hồn và sống động. Nguyễn Du đã thổi hồn cho tứ thơ cũ để nó trở nên sinh động mang đậm hồn xuân đất Việt.
Tám câu thơi tiếp: Khung cảnh lễ hội ngày xuân – “ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
- Mùa xuân là mùa của lễ hội. Lễ tảo mộ là đi sửa sang phần mộ của gia đình, tổ tiên, tìm về những bóng hình của quá khứ. Hội đạp thanh là dẫm lên cỏ xanh, đi chơi chốn đồng quê, là cuộc sống hiện tại, có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau.
- Lễ hội được gợi lên qua hàng hoạt từ hai âm tiết (từ ghép và từ láy). Các danh từ “ yến anh”, “ chị em”, “ tài tử”, “giai nhân”, gợi tả sự đông vui; các động từ: “sắm sủa”, “dập dìu” , gợi sự rộn ràng, náo nhiệt; các tính từ: “gần xa”, “ nô nức” , làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Hình ảnh “ Nô nức yến anh” gợi hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Hình ảnh so sánh “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm “ làm nổi bật sự đông vui, nhộn nhịp. Trong lễ hội, náo nức nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân. Niềm vui lễ hội như bao trùm cả nhân gian.
- Qua cuộc du xuân của chị em Kiều, tác giả đã khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa của dân tộc. Tiết Thanh Minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất.
Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Bức tranh chiều xuân vẫn rất đẹp, rất êm đềm. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế chiều: “Tà tà bóng ngả về tây”. Nhưng đây không chỉ là hoàng hôn của cảnh vật, dường như con người cũng chìm trong một cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng, náo nhiệt đã hết. Tâm hồn con người cũng như chuyển điệu cùng cảnh vật. Cảnh nhạt dần, lặng dần, bước chân người thơ thẩn trên dặm đườngvề, mọichuyển động đều nhẹ nhàngđược diễn tả qua hàng loạttừláygiảmnghĩa.Cáctừláy “tà tà”, “ thanh thanh”, “ nao nao”, “ nho nhỏ” không chỉ gợi về bóng dương, phong cảnh, dòng nước, cây cầu mà còn gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến về ngày xuân đang còn mà linh cảm điều sắp xảy ra như báo trước cuộc gặp nấm mồ người bất hạnh ( Đạm Tiên- một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu) và cả sự ngẫu gặp chàng nho sinh” Phong tư tài đạo tót trời” Kim Trọng để rồi “ Tình trong như đã mặt ngoài còn e …” như một định mệnh, tiền duyên. Rõ ràng, cảnh đã mang tâm trạng của nhân vật.
Cảm nhận tác phẩm từ nhiều góc nhìn
Ý kiến của Lê Trí Viễn
“ Thơ ấy còn là họa. Phong cách phương Đông, Việt Nam. Vài nét chọn lọc, tiêu biểu? Người ta có cái đẹp “ Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” thì mình cũng có “ Cỏ non xanh tận chân trời– Cành lê trắng điểm mộtvài bông hoa” . Bởi giêng hai, rõ nhất là ở miền Bắc nước ta, vườn cũng lê đơm bông, ruộng bát ngát lúa, ngô, dâu xanh ngắt, lại thêm ánh sáng lung linh màu biếc cả cỏ lẫn chân trời: với mấy cành hoa lê trắng muốt, thế là vài nét mà đủ cảnh, đủ màu, cảnh và màu đều rực lên sứcsống bên trong, “ xanh” thì “ dờm dợm”, “trắng” thì “ điểm điểm”. Đủ không gian, thời gian và đều vận động: cánh én đưa thoi, thiều quang đã ngoài sáu mươi, vận động nhẹ nhàng êm dịu. Và trùm lên tất cả, lắng vào tận sâu bên trong là một sức sống tươi trẻ, căng nhựa, đầy rạo rực đang muốn trào dâng, một sức xuân, sức trẻ nhưng tất cả đều tươi mát, lặng lẽ. Cử động mềm mại, màu sắc thanh tao, rạo rực mà không ồn ào, muốn trào dâng nhưng vẫn kín đáo.Phần lời còn hạn mà phần không lời vô cùng…”
( Lê Trí Viễn, “Bốn câu thơ xuân – Một bức thủy mặc “ , NXN Văn Nghệ, TPHCM, 1998)
Ý kiến của Đặng Thanh Lê
Lễ viếng thăm phần mộ tưng bừng, náo nhiệt, xem kẽ ngày hội giai ngộ của tuổi thanh xuân đã hoàn chỉnh bức tranh mùa xuân, khi cỏ cây, hoa lá vẫn đang độ tươi xanh, rực rỡ, khi không trung và ánh sáng đã trở nên trong trẻo và ấm áp hơn.
( Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều)