Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 – 2020 là môn Lịch sử dưới hình thức trắc nghiệm. Môn thi thứ tư là trắc nghiệm lịch sử khiến học sinh và phụ huynh lo lắng? dehoctot.edu.vn giúp bạn khoanh vùng kiến thức và hướng dẫn phương pháp học – ôn hiệu quả.
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)
Câu 1. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6-3- 1946) và Tạm ước (14-9-1946), thực dân Pháp có hành động gì?
- Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6-3- 1946) và Tạm ước (14-9-1946).
- Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam.
- Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc xâm lược nươc sta một lần nữa.
- Tiếp tục đề nghị đàm phán với nước ta để chấm dứt cuộc chiến tranh.
Câu 2. Sau Tạm ước (14-9-1946), ở miền Bắc thực dân Pháp khiêu khích tiến công quân ta ở những đâu?
- Hà Nội- Bắc Ninh.
- Hải Phòng- Quảng Ninh.
- Lạng Sơn- Thái Nguyên.
- Hải Phòng- Lạng Sơn.
Câu 3. Tháng 12- 1946, Pháp gây xung đột với ta ở địa điểm nào tại Hà Nội?
- Phố Yên Ninh, Hàng Bún.
- Hàng Ngang, Hàng Đào.
- Bắc Bộ Phủ.
- Nhà hát lớn.
Câu 4. Ngày 18-12- 1946, quân pháp có hành động gì?
- Tiến công Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc.
- Đàm phán với Chính phủ ta.
- Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội.
- Rút quân ra khỏi Hà Nội.
Câu 5. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ là do
- Cuộc đàm phán tại Hội nghị Phông-ten-nơ-blô bị thất bại.
- Pháp tấn công Nam, Trung bộ.
- Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
- Pháp khiêu khích ta tại hải Phòng.
Câu 6. Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
- Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 18 và 19-12-1946.
- Công nhận nhà máy điện Yên Phụ – Hà Nội là phá máy, điện tắt vào 20 giờ ngày 19-12-1946.
- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến ngày 12-12-1946.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được ban hành.
Câu 7. Ngày 19-12-1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu.
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 8. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc?
- Trung đoàn thủ đô
- Việt Nam Giải phóng quân.
- Cứu quốc dân.
- Dân quân du kích.
Câu 9. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1945- đầu năm 1947 là?
- Giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp huy động lực lượng kháng chiến chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp ở Hà Nội, bảo vệ cơ quan đầu não của Trung ương.
- Phá hủy nhiều kho tang, sinh lực của địch, cản bước tiến của chúng.
- Bảo vệ được Thủ đô Hà Nội và thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 10. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, cơ quan của Đảng, Chính phủ ta chuyển từ Hà Nội đến đâu?
- Căn cứ địa Việt Bắc.
- Căn cứ ở Tây Bắc.
- Trung Quốc.
- Lào.
Câu 11. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu – đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Buộc ta phải đàm phán với Pháp.
- Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
- Làm bàn đạp để tiến đánh Trung Quốc.
Câu 12. Sau thất bại ở Việt Bắc thu- đông năm 1947, Pháp nuộc phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang
- Đánh lâu dài.
- Đàm phán với ta.
- Đánh chắc thắng chắc.
- Chắc thắng mới đánh.
Câu 13. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta không được thể hiện trong văn kiện nào?
- Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trương Chinh.
- Chỉ thị phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp của Đảng.
Câu 14. Chiến thuật của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc thu- đông năm 1947 là:
- Bao vây, triệt đường tiếp tế của ta.
- Nhảy dù bất ngờ tấn công vào Việt Bắc.
- Tạo thế hai gọng kìm và thép lại ở Đài Thị (Tuyên Quang)
- Tạo hai gọng kìm từ Thất Khê và Cao Bằng lên.
Câu 15. Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của quân và dân ta?
- Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947
- Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950
- Chiến cuộc Đông – Xuân năm 1953-1954
- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947 là
- Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta
- Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi
- Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp
- Buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta
Câu 17. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946- đầu năm 1947?
- Trung đoàn Thủ đô
- Tự vệ Thủ đô
- Cứu quốc dân
- Dân quân du kích
Câu 18. Đảng ta quyết tâm bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc trước cuộc tấn công của thực dân Pháp Thu-Đông năm 1947 vì
- Việt Bắc tập trung các cơ quan đầu não của ta
- Việt Bắc là chiến trường chính giữa ta và Pháp
- Việt Bắc là giữa căn cứ địa với thủ đô Hà Nội
- Việt Bắc là căn cứ địa của ba nước Đông Dương
Câu 19. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (12-1946) đã phát huy đương lối đáu tranh nào của dân tộc ta?
- Chiến tranh nhân dân
- Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh
- Chiến tranh tâm lí
- Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài
Câu 20. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung nào thể hiện cơ bản nhất tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam?
- “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”
- “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
- “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”
- “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
Câu 21. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là
- Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.