Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 – 2020 là môn Lịch sử dưới hình thức trắc nghiệm. Môn thi thứ tư là trắc nghiệm lịch sử khiến học sinh và phụ huynh lo lắng? dehoctot.edu.vn giúp bạn khoanh vùng kiến thức và hướng dẫn phương pháp học – ôn hiệu quả.
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
» Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 luyện thi vào 10 – Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của thực dân Pháp trước khi thực hiện kế hoạch Na-va là
- Pháp thu liên tiếp trên các chiến trường
- lực lượng của quân ta mạnh hơn Pháp
- Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ
- thiệt hại to lớn về người và của, lệ thuộc vào Mĩ
Câu 2. Tháng 5 – 1953, Chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương?
- Đờ Cát-xtơ-ri
- Na-va
- Bô-la-éc
- Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
Câu 3. Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp – Mĩ là gì?
- xoay chuyền cục diện chiến tranh Đông Dương với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”
- giành thắng lợi về phía Pháp
- kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương
- tạo lợi thế để đàm phán
Câu 4. Hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu của
- chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
- kế hoạch Rơ – ve
- kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
- kế hoạch Na-va
Câu 5. Thực hiện kế hoạch Na – va, từ thu – đông năm 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu?
- Đồng Bằng Bắc Bộ
- Tây Bắc
- Thượng Lào
- Các thành phố lớn
Câu 6. Phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là gì?
- Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
- Tấn công vào các đô thị lớn – trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp
- Tấn công địch ở vùng rừng núi – nơi ta có lợi thế trong thực hiện cách đánh du kích
- Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 7. Nội dung cốt lõi của kế hoạch Na-va là
- xây dựng lực lượng tập trung cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc bộ, giành quyền chủ động trên chiến trường
- giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc sau đó mở cuộc tiến công chiến lược, giành thằng lợi quân sự quyết định
- tập trung quân ở đồng bằng Bắc bộ, tăng cường quân đội, giành quyền chủ động trên chiến trường
- thực hiện tiến công chiến lược “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương, giành quyền chủ động trên chiến trường
Câu 8. Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự gồm
- 49 căn cứ điểm với 3 phân khu
- 51 căn cứ điểm với 3 phân khu
- 55 căn cứ điểm với 3 phân khu
- 60 căn cứ điểm với 3 phân khu
Câu 9. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn căn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
- xa hậu phương của Pháp, bị cô lập
- số lượng quân lính không nhiều
- mang nặng tính chất phòng thủ
- không có lực lượng hải quân
Câu 10. Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì?
- Làm phá sản toàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh
- Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
- Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương
- Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va
Câu 11. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào?
- Lơ-cléc
- Na-va
- Đờ Gôn
- Đờ Cát-xtơ-ri
Câu 12. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là
- bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16 200 quân địch
- chiến thằng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va
- tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương
Câu 13. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ là
- Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp
- Phạm Văn Đồng
- Trường Chinh
Câu 14. Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do
- sức ép của Liên Xô
- thực dân Pháp bị cô lập ở Điên Biên Phủ
- thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ
- dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp
Câu 15. Hội nghị ngoại trưởng bốn nước nào họp ở Béc-lin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương?
- Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
- Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc
- Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc
- Liên Xô, Mĩ, Anh, Ấn Độ
Câu 16. Nội dung hcur yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Na-va là gì?
- Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược miền Bắc
- Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam
- Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam
- Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam
Câu 17. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào?
- Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê – nô, Luông pha-bang
- Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây-ku, Luông pha-bang
- Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-ku, Sầm Nưa
- Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-ku, Luông pha-bang
Câu 18. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
- Đập tan kế hoạch Na-va và mọi ý đồ xâm lược Pháp – Mĩ
- Giáng đòn quyết địnhvào ý chí xâm lược của Pháp
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
Câu 19. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na – va của thực dân Pháp?
- Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
- Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết
- Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 – 1954
Câu 20. Hiệp định Giơ – ne – vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền gì cho các nước Đông Dương?
- Quyền được hưởng độc lập, tự do
- Các quyền dân tộc cơ bản
- Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do
- Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyết quân sự tạm thờ
Câu 21. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là
- sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tích Hồ Chí Minh
- truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc
- căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân
- tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
Câu 22. Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là
- các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương
- các bân tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
- cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương
- các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương
Câu 23. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va là do
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng
- Điện Biên Phủ dược Pháp chiếm từ lâu
- Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Na-va
- Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp
Câu 24. Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là
- chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta
- mới giải phóng được miền Bắc
- chỉ giải phóng được miền Nam
- chỉ giải phóng được vùng Tây Bắ
Câu 25. Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?
- Do lập trường ngoan cố của Pháp
- Do lập trường ngoan cố của Pháp – Mĩ
- Do lập trường ngoan cố của Mĩ
- Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng
Câu 26. Tác động của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với cách mạng Việt Nam là
- Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước
- Mĩ không còn can thiệp vào Việt Nam
- chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn
- cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước