Tuy con rất giỏi, rất nhiều tài, làm được rất nhiều việc nhưng vẫn giống như những người khác vì con thiếu tập trung, bị phân tán năng lượng và thời gian vào quá nhiều thứ. Con cần phải xác định mình sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới. Con đam mê gì nhất, điều gì khiến cho con trăn trở nhất, điều gì khiến con có thể sống chết với nó, không quản khó khăn? Lúc đó con sẽ là người thành công, con trai ạ.
Câu chuyện kể về 2 cha con ở một vùng quê nọ, người cha chăm chỉ, yêu lao động và được cả xã hội công nhận về thành công trong lĩnh vực trồng hoa. Còn người con có rất nhiều tài. Anh lớn lên trong vòng tay yêu thương và đầy đủ vật chất mà người cha ban cho. Anh đã học được nhiều nghề, và có thể làm nhiều điều hay. Nhưng ở tuổi 35, anh vẫn là một người vô danh trong xã hội.
Anh luôn trăn trở về điều này, vẫn không thể hiểu tại sao mình làm nhiều điều hay mà đến giờ vẫn là người vô danh.
Bài học cha dạy con bí quyết thành công trong cuộc sống
Người cha hiểu ý, liền đưa anh đến vườn hoa hướng dương mà ông chuẩn bị thu hoạch. Ông chỉ vào cây hoa to nhất, đẹp nhất và rực rỡ nhất nằm giữa vườn cho cậu con trai và hỏi:
– Con có biết tại sao bông hoa hướng dương kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
– Có phải vì cha đang thử nghiệm giống mới không?
– Không phải, người cha đáp, tất cả đều chung một giống hoa con ạ.
– Thế có phải cha tưới cho nó nhiều nước và bón cho nó nhiều chất dinh dưỡng hơn không?
– Cũng không phải. Tất cả những cây hướng dương kia đều được cha chăm sóc như nhau.
– Vậy thì chắc là đất ở chỗ đó tốt hơn?
– Con lại sai nữa rồi. Đất cũng giống nhau.
Người con không biết trả lời sao nữa. Anh nghĩ mãi nhưng vẫn không thể giải thích nổi.
Lúc này, người cha mới ân cần bảo:
– Con có nhận thấy cây hướng dương này này ít lá và ít nụ không?
– À đúng rồi. Nhưng có nghĩa là gì hả cha?
– Trong khu vườn này, chỉ duy nhất có cây này là ta thường xuyên nhìn tới. Khi thấy nhiều lá mọc quanh nó, ta tỉa bớt. Khi thấy nó có nhiều chồi, nhiều nụ đâm ra, ta cũng tỉa bớt.
Người con có vẻ hiểu ra điều gì đó, gật đầu liên tục. Người cha tiếp lời:
– Tất cả các cây hướng dương đều có điều kiện sống như nhau, nhưng cây này lại được đặc ân của ta là tỉa bớt cành, nụ và lá nên chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào bông hoa, không bị phân tán đi nơi khác. Chính vì thế nó to hơn, đẹp hơn và rực rỡ hơn.
Trầm ngâm một lúc, ông lại tiếp:
– Cũng như con, tuy con rất giỏi, rất nhiều tài, làm được rất nhiều việc nhưng vẫn giống như những người khác vì con thiếu tập trung, bị phân tán năng lượng và thời gian vào quá nhiều thứ. Con cần phải xác định mình sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới. Con đam mê gì nhất, điều gì khiến cho con trăn trở nhất, điều gì khiến con có thể sống chết với nó, không quản khó khăn? Lúc đó con sẽ là người thành công, con trai ạ.
Lúc này, người con đã hiểu ra vấn đề. Anh khóc rồi quỳ xuống hôn vào tay người cha và cảm ơn ông về câu chuyện đã giúp anh nhìn nhận cuộc đời tốt hơn.
Câu chuyện thực tế: thất bại trong công việc vì quá tham lam, ôm đồm
Tôi có một đồng nghiệp tên Vũ, anh đến từ đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016, chuyên ngành Sinh học. Cầm tấm bằng Giỏi, cùng hành trang tốt nghiệp nào bằng khen, giấy khen, giải thưởng các loại chắc tầm gần 30 chiếc; đặc biệt là vốn kỹ năng, kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm từng trải ở các môi trường giáo dục, ngay sau khi ra trường Vũ đã vào dạy ở một trường Quốc tế lớn nhất nhì Hà Nội (xin được dấu tên).
Quả thực mà nói, ngôi trường là mơ ước của không biết bao nhiêu giáo viên, vì trường sang chảnh và nằm trong top trường “dành cho con nhà giàu”, toạ lạc trong Ciputra – nơi duy nhất được coi là Châu Âu giữa lòng Hà Nội.
Bước đầu có thể nói anh rất thành công, với công việc là giảng dạy bộ môn Sinh học và phụ trách Câu lạc bộ Khoa học.
Mang trong mình các kỹ năng quản lý lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… rồi thì tiếng lành đồn xa, anh nhanh chóng được mời làm giáo viên kỹ năng sống cho một trung tâm cũng rất tên tuổi tại Hà Nội.
Thế là hành trình “chạy xô” của anh bắt đầu. Trong giờ hành chính anh dạy Sinh trong nhà trường, chiều về 16:30 anh lại vội vã đi dạy kỹ năng sống. Xong tối về anh còn tranh thủ quay phim dạy học trực tuyến để kiếm tiền qua Youtube.
Thu nhập lúc đó của anh cao lắm, người người nhìn vào ngưỡng mộ lắm, ai ai cũng nghĩ sau này anh sẽ thành công và thành đạt.
Nhưng rồi…
Chuyện nó không đơn giản như vậy, anh biết quá nhiều thứ, làm được quá nhiều việc. Thế là chuyện gì cũng đến tay anh, một phần vì tham lam (dạy nhiều thì nhiều tiền mà, ai lại chê tiền bao giờ nhỉ :v ), phần khác là anh tôi quá ôm đồm trong công việc.
Có lẽ anh chưa biết kỹ năng từ chối và đặc biệt là bài học buông bỏ để thành công này.
Sếp giao việc gì anh cũng nhận, hơn thế anh còn xung phong làm nữa (nhân viên mới ai mới chẳng muốn lấy lòng các xếp, cái này không có tốt nha :v ).
Kết quả là công việc của anh Vũ cứ “bình bình” trong khi anh quay cuồng và như kiệt sức với khối lượng công việc khổng lồ. Thời gian của anh bị phân tán, lúc đầu là những bài dạy Sinh học chất lượng (đến mức học sinh đến trường luôn reo gọi tên thầy); về sau anh phải san sẻ thời gian để soạn bài kỹ năng sống, soạn bài giảng online, các thứ bla, bla… Chẳng cái gì tốt hẳn cả, giáo viên cũng chẳng ở đỉnh cao mà bài giảng online của anh cũng chẳng đem về nguồn thu nhập như ý.
Rõ ràng công việc của anh năm 2017 nói là thất bại thì không đúng, nhưng không thể nói là thành công.
Một lần nữa câu chuyện là bài học quý giá để thành công. Bí quyết thành công không phải cứ giỏi, cái gì cũng biết làm, cái gì cũng nhận làm là đã tốt. Để thành công, mỗi người nhất định phải tìm cho mình đam mê, lấy nó làm động lực và chỉ tập trung vào nó, theo đuổi nó đến cùng. Tuyệt đối không được tham lam, cái gì cũng muốn, cái gì cũng thích làm để rồi mất tập trung, phân tán thời gian và năng lượng chẳng đi đến đâu cả; lại càng không được ôm đồm công việc.
Lời kết
Cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn, có rất nhiều cơ hội và con người không ai muốn từ bỏ điều tốt nào, nhưng “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, hãy học cách tập trung, học cách buông bỏ những thứ không đáng, bạn sẽ tìm thấy thành công mình thực sự cần.
Ngoài ra, để buông bỏ dứt khoát hơn, bạn có thể tham khảo thêm các kỹ năng: Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng từ chối khéo léo
Rất đúng, một nghề thì sống. Đống nghề thì chết.
Tập trung luôn đem lại hiệu quả trong công việc, có thể biết nhiều nghề, nhưng giỏi thì hãy chọn một nghề để thành công hơn!
Ai đó từng nói, hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Và chỉ theo đuổi 1 vài đam mê thôi, đúng là rất cần buông bỏ để tập trung và thành công
Bạn nói đúng.
Kỷ luật với bản thân và Kỹ năng quản lý thời gian một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó bạn.
Câu chuyện thành công rất sâu sắc mà mình sẽ để dành sau này dạy cho con.
Bài học hay và thấm thía mà cha dành cho con, nhưng cũng là dạy người ta cách tập trung vào công việc! Cảm ơn bài viết của dehoctot
Cảm ơn Thanh Ngô. Chúc bạn thành công trong cuộc sống!
Bí quyết cực hay và ý nghĩa để thành công
Câu chuyện rất đúng với cá nhân mình. Mình từng là giáo viên dạy tin, dạy sinh, cả kỹ năng sống, và cả thiết kế đồ họa nữa.
Và mình chạy xô rất nhiều nhưng thu nhập không cải thiện được. Chỉ loanh quanh 700$/M
Đúng là một nghề thì sống nghề thì chết, có lẽ mình cần buông bỏ một số thứ để thành công.
Bạn Bùi Hường đa tài quá.
Nhưng xã hội phân hoá nhiệm vụ, và bạn hãy làm thật tốt 1 hoặc 1 vài thứ thôi đừng nhiều quá. Tập trung vào cái bạn thực thích (bạn cảm thấy vui và luôn có động lực làm việc ấy) và theo đuổi đến cùng sẽ thành công bạn nhé.