Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Luyện tập
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.
Có thể đặt tên văn bản: Văn hóa và ứng xử văn hóa, Văn hóa của con người…
– Giải thích: văn hóa là gì?
– Phân tích các khía cạnh của văn hóa.
– Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa
b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.
+ Giải thích + chứng minh.
+ Phân tích + bình luận.
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.
Bonus: » Nghị luận xã hội: “Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa” » Nghị luận xã hội “Ghen ghét với người nổi bật hơn” » Nghị luận xã hội “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy” » Nghị luận xã hội “Ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay”
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
1. Mở vài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
– Giải thích lí tưởng là gì?
– Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).
– Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?
– Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).
3. Kết bài
– Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.