Con cò không nằm trong số những thi phẩm xuất sắc của Chế lan Viên, song bài thơ sống được trong lòng người đọc bởi lời thơ mộc mạc, chân thành, thấm thía, hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng, triết lí, hợp với cảm xúc tinh tế.bài thơ góp thêm vào nguồn mạch thi ca dồi dào ngợi ca tình mẹ trong văn học nhân loại, một khúc ca tha thiết, sâu lắng về tình mẹ và lời ru mang đậm màu sắc dân tộc.
» Hệ thống câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – có đáp án gợi ý
» Hệ thống câu hỏi ôn tập bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – có đáp án gợi ý
Câu 1. Nêu những nét chính về tác giả Chế lan Viên và bài thơ Con cò.
– Chế lan Viên (1920-1989 ), tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Với tập thơ đầu tay Điêu tàn (1937),Chế lan Viên đã trở thành một trong những nhà thơ đầu của phong trào Thơ mới. Trải qua một thời kì khủng hoảng. Chế Lan Viên đã trở về với nhân dân, với đời sống cách mạng, thơ ông đã tìm thấy ngọn nguồn sáng tạo.
Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng, triết lí, đàm chất trí tuệ và tính hiện đại.
Chế lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh trong thơ ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, gây nhiều bất ngờ, lí thú.
– Các tác phẩm chính: Điêu tàn (1957), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa đời thường, Chim báo bão (1967), Những bài thơ đáng giặc (1972),…
– Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1982, in trong tập Hoa đời thường,chim báo bão (1967) của Chế lan Viên. Từ hình tượng con cò khai thác trong ca dao, bài thơ thể hiện cảm xúc và những suy tưởng sâu xa về tình mẹ và ý nghĩa lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2. Nhận xét về thể thơ, nhiệp điệu, giọng điệu,nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ. Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào đến việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của bài thơ?
Yêu cầu HS nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ qua thể thơ, nhip điệu, giọng điệu, hình ảnh bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc bài thơ?
Gợi ý
– Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do, có xen những câu năm chữ và tám chữ. Điều đó giúp cho nhà thơ thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt.
– Nhịp điệu, giọng điệu
+ Các đoạn thơ thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, bốn hoặc năm chữ có cấu trúc giống nhau, có những dòng điệp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru.
+ Sự trùng điệp của vần, nhịp và cấu trúc của mỗi đoạn thơ đã tạo ra cho bài thơ âm hưởng luyến láy, hồn hoàn, tha thiết, vừa lắng lại vừa lan tỏ như âm điệu của những khúc hát ru, dù không sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc.
Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời hát ru mà giọng điệu bài thơ mang giọng điệu suy ngẫm, triết lí hướng người đọc vào sự chiêm nghiệm, phát hiện.
– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Bài thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Thực ra hình ảnh không có gì mới bởi trong ca dao vốn dĩ hình ảnh con cò đã mang tính biểu tượng, ẩn dụ về cuộc đời, thân phận của một lớp người. Song cái sáng tạo của Chế Lan Viên dung hình ảnh đó làm điểm tựa, nơi xuất phát cho những liên tưởng, mở rộng cấp độ hình tượng ở mức cao hơn con cò- người nông dân, người phụ nữ vất vả tảo tần, con cò bay vào giấc ngủ nuôi dưỡng tinh thần, chắp cánh cho những ước mơ; con cò là tình mẹ bao la, con cò mẹ hát cũng là cuộc đời.
Nét đặc sắc của bài thơ chính là sự kết hợp giữa chất suy tưởng, triết lí với cảm xúc tinh tế và sáng tạo hình ảnh vừa quen thuộc, bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, làm nổi bật ý nghĩa, tư tưởng bài thơ: Con cò ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời, con người. bài thơ góp them vào nguồn mạch thi ca dồi dào về ngợi ca tình mẹ trong văn học xưa nay.
Câu 3. Hình tượng con cò trong bài thơ có sự phát triển và mang ý nghĩa biểu tượng phong phú. Căn cứ và bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận xét đó.
Mở bài:
– Viết về người mẹ, viết về tình mẫu tử mãi mãi là một đề tài bất tận của văn chương. Trong 99 bài thơ Việt Nam viết về tình mẹ, không bài nào lặp lại và không hề xưa cũ.
– Chế Lan Viên đã thể hiện tình mẹ qua hình ảnh con cò trong lời ru bên cánh võng. Bài thơ đã đi qua gần nửa thế kỉ, nhưng đọc ở thời điểm nào vẫn thấy thiết tha, thấm thía về tình mẹ và lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:
Con cò -hình tượng trung tâm. Một hình tượng được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc. Nhưng bài thơ không lặp lại đơn giản hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao mà được tác giả phát triển mở rộng ý nghĩa biểu tượng, tập trung hướng vào tình mẹ sâu nặng, lớn lao đối với cuộc đời mỗi đứa con. Nghĩa biểu tương của hình ảnh này được phát triển qua từng đoạn thơ, nhưng vẫn mang tính thống nhất.
– Trong bức tranh lao động đầm ấm của gia đình người nông dân xưa không chỉ có “Chồng cày, vợ cấy, con châu đi bừa”, mà còn có cả con cò hiện diện rất gần gũi, thân thuộc, khi cánh cò dập dờn trên đồng lúa xanh biếc đương thì con gái gợi ra cuộc sống bình yên, no ấm nơi thôn dã; khi lặng lẽ lầm lụi, lò dò bắt tép lại gợi ra cảnh nhà nông lam lũ, tảo tần. Hình ảnh con cò với nhà nông như hình với bóng. Vì thế từ ngoài cánh đồng, cò bay theo ca dao mang tiếng hát tâm tình, tâm trạng của nhà nông, nhất là người phụ nữ. Ở đoạn một (I) của bài thơ, nhà thơ đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh con cò trong bài hát ru của bà, của mẹ bên cánh võng, làm điểm tựa cho tứ thơ phát triển.
+ Những câu ca dao không được lặp lại mà chỉ dùng một câu hay một ý để gợi sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò:
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…
Gợi ra không gian đẹp thoáng đãng, lãng mạng, quen thuộc và nhịp sống yên bình trong cuộc sống thôn dã thời xưa. Nhưng đến ý sau: “Cò một mình, cò phải kiếm ăn”, “Con cò ăn đêm/ con cò xa tổ/ cò gặp cành mềm/ cò sợ xáo măng…” lại gợi và hàm chứa một nội dung, tư tưởng sâu sắc. Con cò ở đây biểu chưng cho người nông dân, người phụ nữ-người mẹ cô đơn, lầm lụi nhọc nhằn trong kế mưu sinh, gặp cảnh ngộ bất trắc, éo le “gặp phải cành mềm lộn cổ xuống ao” nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tấm lòng trung trực, ngay thẳng, sáng trong.
+ Con cò trong ca dao vất vả, nhọc nhằn bởi con cò chỉ có một mình. Còn con, con có mẹ: “Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”, “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ! Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng!”, “Sữa mẹ thì nhiều con ngủ chẳng phân vân”. Như vậy, con cò- đời mẹ có gian lao vất vả mấy cũng chẳng ngại ngần, chỉ mong sao con được ngủ yên, được sống bình yên, no đủ, tròn đầy trong vòng tay của mẹ. Nếu gặp cành mềm(khó khăn, trắc trở) đã có mẹ sẵn tay nâng. Ý thơ giản dị và lắng sâu, ca ngợi tình mẹ thật vĩ đại.
– Ở đoạn hai (II), cánh còn từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ và trở nên gần gũi thân thiết suốt đời.
+ Qua lời ru bên cánh võng, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Nhưng đây chính là khởi đầu tâm hồn con đường đi vào thế giới tâm hồn con người qua những lời ru. Lời hát ấy thấm hơi xuân, thấm nỗi niềm và tâm trạng của mẹ mà con chưa biết, chưa hiểu được. con chỉ biết trong tiềm thức của mình được đón nhận âm điệu ngọt ngào, dịu dàng, vỗ về của điệu ru và tình yêu thương che chở của mẹ:
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.
+ Khi đến tuổi tới trường:
Mai con lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng còn theo gót đôi chân.
+ Và đến lúc trưởng thành:
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
Như vậy, cánh cò đã trở thành người bạn đồng hành trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành. Con cò không chỉ sống trong đời sống, trong ca dao mà còn sống trong tâm thức người Việt Nam, hình ảnh con cò xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, từ cánh đồng cò bay vào câu hát, lời ru; lời ru thấm vào tâm hồn, theo cùng, nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Hình ảnh con cò-bóng hình của mẹ, nâng đỡ dìu dắt dịu dàng, bền bỉ trong suốt cuộc đời con.
– Đến đoạn thứ ba (III), ý nghĩa biểu tượng được nâng lên một bậc nữa: tình mẹ, lòng mẹ cao cả, vững bền:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
+ Câu thơ bốn chữ phát triển lên câu tám chữ, nhịp điệu lan tỏa như tấm lòng rộng lớn, sâu sắc bất biến của mẹ; dù con ở gần hay ở xa, lên rừng hay xuống bể, con còn nhỏ hay đã lớn thì mẹ vẫn tìm con, mãi yêu con, theo con suốt đời che chở, giúp đỡ con, sẻ chia, động viên, an ủi con mỗi khi gặp chuyện buồn vui, đắng cay, trắc trở. Mẹ là quê hương, mẹ là điểm tựa tinh thần là mái ấm chở che, chốn bình yên bờ vai ấm…nhất là cho những đứa con gặp bước thăng trầm, phiêu bạt. Lời thơ giản dị mà lay động sâu thẳm nơi trái tim người đọc. Trong bài Thư gửi mẹ, nhà thơ Ê-xi-nin cũng đã viết những câu thật chân thành xúc động về mẹ:
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, nhà thơ Nguyễn Duy cũng viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
+ Phần cuối, bài thơ trở lại với âm điệu lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru ấy:
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Đến đây, hình tượng con cò không còn bó hẹp ở hình tượng người mẹ – tấm lòng, mà được phát triển thêm một tầng nghĩa khái quát, sâu rộng hơn: con cò – người mẹ – cuộc đời “vỗ cánh qua nôi”. Cuộc đời đi qua lời ru, lời ru không chỉ đem đến cho đứa trẻ tình yêu thương, vỗ về của mẹ, mà qua đó còn là tâm hồn của dân tộc, đất nước di dưỡng tâm hồn cho con: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Nguyễn Duy). Trong bài thơ Nằm trong tiếng nói, Huy Cận cũng viết:
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước đã ngồi bên con.
Kết bài:
Con cò không nằm trong số những thi phẩm xuất sắc của Chế lan Viên, song bài thơ sống được trong lòng người đọc bởi lời thơ mộc mạc, chân thành, thấm thía, hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng, triết lí, hợp với cảm xúc tinh tế.bài thơ góp thêm vào nguồn mạch thi ca dồi dào ngợi ca tình mẹ trong văn học nhân loại, một khúc ca tha thiết, sâu lắng về tình mẹ và lời ru mang đậm màu sắc dân tộc.
Câu 4. Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong các câu thơ sau:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con
(Con cò, Chế lan Viên)
Ta đi trọn kiếp người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru.
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Bài tập này yêu cầu làm hai việc:
– Giải thích từ đi trong các câu thơ
– Phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong từng câu thơ.
Gợi ý :
– Đi (1 và 2) đều cí nghĩa là sống ( sống hết đời, sống trọn kiếp con người), đi(3) có ngnĩa là hiểu, biết, đền đáp (hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru và đền đấp được công lao to lớn của mẹ).
– Phân tích:
+ Chế Lan Viên dùng từ đi mà không dùng từ sống. Bởi từ đi vừa gợi ra hình tượng con đời dằng dặc gian khó, cay đắng của mẹ, vừa gợi cảm gây xúc động lòng người. Câu thơ trở nên có hồn, sống động, chất chứa tình mẹ bao la. Dù con đã lớn nhưng suốt đời, tọn kiếp mẹ vẫn theo con, che chở, giúp đỡ, chia sẻ cùng con…
+ Nguyễn Duy sử dụng liên tiếp hai từ đi trong hai câu thơ. Nhưng mỗi từ lại mang một giá trị biểu cảm khác: từ đi(1)- ta trọn kiếp con người, mở ra trước mắt người đọc sự dằng đặc, thăm thẳm con đường đời của mỗi kiếp người (một trăm năm) nhưng không đi hết mấy lời mẹ ru. Từ đi(2) tạo ra sự đối lập trọn kiếp/ mấy lời, có nghĩa là cả cuộc đời đi nhiều, học nhiều, biết nhiều, …nhưng chưa chắc đã hiểu hết những uẩn ức, gửi gắm trong mấy lời ru của mẹ, chưa chắc đã hiẻu hết cuộc đời, tình yêu thương, sự lo lắng của mẹ dành cho mình. Và cũng không bao giừo đền đáp được công lao to lớn của mẹ dành cho mình. Từ đi(2) còn chất chứa một sự hối hận và lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ.
Câu 5. Sưu tầm một số câu ca dao nói về hình ảnh con cò. Những câu ca dao nào được vẫn dụng trong bài thơ và cách vận dụng của tác giả?
– Bài thơ vận dụng những câu ca dao :
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ của phủ bay về Đồng Đăng.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Con cò, con vạc, con nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Hành răm nước mắm đem vào mà thuôn.
Nhận xét: Qua cách thể hiện trong bài thơ, tác giả cjỉ sử dụng hình ảnh con cò, Hoặc y, tứ của một bài ca dao để gợi ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chứ không lặp lại hoàn toàn. Hình ảnh con cò chỉ là điểm tựa cho cảm xúc, cho ý thơ phát triển. Đó là cách vận dụng sáng tạo nhà thơ.
– Sưu tầm thêm:
Con cò lặn lợi bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mịt mù ai đưa cò về?
Cò về đến gốc cây đề
Ông quan đến hỏi cò về làm chi?
Con về thăm bá thăm dì
Thăm cô, thăm cậu, mai thì con đi.
Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tử hay tăm
Hay nước chè đăc, hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì nước những đêm thừa trống canh.
Câu 6. Đối chiếu bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lung mẹ của Nguyễn Khoa Điềm với bài Con cò của Chế lan Viên, chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài, sự giống nhau và khác nhau ở nội dung và tư tưởng ?
Hai bài thơ, hai khúc hát ru nhưng mỗi nhà thơ lại có những sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Diềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điẹu gần gũi như lời ru, vừa có lời ru trữ tiếp của người mẹ. Thực chất hia lời ru vừa của cái tôi trũ tình quyện hòa giưuã cảm xúc trữ tình và tự sự. Lời ru đằm thắm, dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương cua người mẹ Tà- ôi với công việc lao động kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sống gian lao vất vả kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mẹ không chỉ chứa đựng tình yêu thương đối với con. Với bộ đôi, bản làng, đất nước, mà còn gửi gắm những khát khao, ước vọng qua giấc mơ của con: mong con khỏe mạnh khôn lớn, thành người lao động giỏi và được sống trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mới lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đằm thám, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhầm nhạt, mà cảm xúc phát triển mở rộng dần thoe không gian, theo tình cảm và ước mơ của người mẹ.
– Ở bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình tượng con cò trong ca dao, từ lời hát và lời ru của bà của mẹ bên cánh võng để khái quát, nâng cao hình tượng con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đọan thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với ,ỗi cuộc đời, con người. Có điều trong giọng điệu của Con cò mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lời ru ngọt ngào, tha thiết.
Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lừi ru hầu như được lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: Đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vì cuộc sống, tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữa Viẹt Nam- bà mẹ Việt Nam.
-dehoctot.edu.vn-