Bài thơ Từ ấy được coi là thi phẩm có ý nghĩa mở đầu , định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Đó là tuyên ngôn sống và sáng tạo nghệ thuật của một con người tự nguyện gắn bó cuộc đời mình vời quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước
» Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mạc Tử
» Tổng ôn kiến thức tác phẩm Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU VÀ BÀI THƠ TỪ ẤY
Nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự song hành giữa chặng đường thơ Tố Hữu và tiến trình vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam khiến thơ ông mang chất biên niên sử đậm nét. Thơ Tố Hữu thuộc loại thơ trữ tình- chính trị thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người nông dân, người chiến sĩ với Đảng, với tổ quốc, với nhân dân và Bác Hồ
Bài thơ Từ ấy
Từ ấy (7-1938) là bài thơ rút ra trong tập thơ đầu tay cùng tên của Tố Hữu (1937-1946) , thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với tâm tư, tình cảm và cuộc đời nhà thơ.
TÌM HIỂU BÀI THƠ TỪ ẤY
Khổ thơ 1 bài thơ Từ ấy: Niềm vui sướng khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
Câu thơ đầu tiên diễn tả cảm giác kì diệu trong tâm hồn nhà thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Từ ấy là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi mới 18 tuổi, đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, đang bâng khuâng đứng gữa hai dòng nước-chọn một dòng hay để nước trôi… nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản Huế, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Huế, Tố Hữu đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam- sự kiện thiêng liêng trọng đại ấy khiến nhà thơ bàng hoàng vì hạnh phúc, sung sướng.
Niềm sung sướng ngây ngất lần lượt được diễn tả trong những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. Đầu tiên là cảm giác trong tôi bừng nắng hạ- từ bừng chi thấy ánh sang bất ngờ, đột ngột; đó là ánh sang của nắng hạ, hứ ánh sang đem lại hơi ấm nồng nhiệt nhất, ánh sáng rực rỡ nhất trong năm. Ánh sáng ấy không chỉ tràn ngập không gian bên ngoài mà còn tỏa ra từ trong tâm hồn nhà thơ.
Ánh sáng ấy tiếp tục được làm rõ hơn trang câu thơ sau:
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Đó là ánh sáng của vầng mặt trời đặc biệt-mặt trời chân lí-ánh sáng Đảng, ánh sáng của lí tưởng cộng sản với ngững tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, tiến bộ, hợp quy luật, hợp lẽ phải, có tác dụng xua tan màn sương mù của ý thức hệ tư tưởng lạc hậu, mở ra trong tâm hồn thi nhân một chân trời mới của tình cảm và nhận thức. Hình ảnh ẩn dụ mặt trời mang tới cảm nhận sâu sắc về vai trò của Đảng đối với cuộc sống: nếu mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mang đến ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho muôn loài thì Đảng cũng đem tới ánh sáng của niềm tin, hơi ấm của tình người và sự sống cho dân tộc, cho muôn người.
Từ chói vừa miêu tả ánh sáng, vừa gợi sức mạnh xuyên thấm của tư tưởng cộng sản đối với trái tim khao khát lẽ yêu đời của thi nhân, lí tưởng của đảng thực sự đã làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên ưu tú. Hai câu thơ sau diễn tả cụ thể hơn niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Bút pháp so sánh đã hữu hình hóa niềm sung sướng trong lòng người . Vườn hoa lá, đậm hương- rộn tiếng chim là một thế giời tràn đấy sức sống với cả hình ảnh của hoa lá xanh tươi, cả hương thơm cây trái nồng đượm và âm thanh rộn rã, say đắm của tiếng chim hót. Và đó là do ánh sáng chói chang của mặt trời- Sự hòa quyện giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đã khẳng định tác động mạnh mẽ, kì diệu của lí tưởng cộng sản với trái tim con người.
Tố Hữu còn là một nhà thơ nên niềm yêu đời và sức sống chan chứa trong tâm hồn cũng trở thành cảm hứng mãnh liệt cho thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật mà trái lại, ánh sáng kì diệu của lí tưởng cách mạng đã khơi dậy sức sống sáng tạo mới mẻ cho hồn thơ.
Khổ thơ 2 bài thơ Từ ấy: Những nhận thức sâu săc, mới mẻ về lẽ sống.
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có xu hướng đề cao cái tôi cá nhân (Ta là một, là riêng, là Thứ Nhất – Xuân Diệu), bên cạnh cái tích cực về sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân đối với chính mình và cộng đồng, xu hướng tư tưởng này còn có những biểu hiện tiêu cực khi đặt cái tôi cô đơn đối lập với cộng đồng.
Trong bài thơ Từ ấy nói chung và khổ 2 nói riêng, đại từ tôi được nhắc lại nhiều lần nhưng không nhằm đề cao cái tôi cá nhân mà chỉ để thể hiện ước muốn mãnh liệt được gắn kết cá nhân với cộng đồng. Ước muốn ấy thể hiện trước hết trong một ẩn dụ:
Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Buộc là một động từ thể hiện cao độ ý thức tự nguyện và quyết tâm sâu sắc của Tố Hữu muốn vượt qua cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, gắn kết cuộc đời riêng mình với cuộc sống cộng đồng.
Câu thơ để tình trang trải với trăm nơi thực chất là sự điệp lại ý thơ câu đầu: nếu câu trên chỉ mức độ gắn kết sâu sắc thì câu dưới là sự mở rộng tấm lòng. Trăm nơi cũng là hoán dụ chỉ cộng đồng- khi đã tự nguyện sống chan hòa, gắn kết với mọi người thì đương nhiên tâm hồn cũng trải rộng tới muôn phương, có sự đồng cảm sâu xa với mọi kiếp người.
Hai câu thơ sau khẳng định tình hữu ái giai cấp trong tình yêu thương của Tố Hữu với con người và cuộc đời:
Để hồn tôi với bao buồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Nhà thơ hướng tình yêu thương của mình tới mọi người, trăm nơi, nhưng cụ thể hơn, đó là những con người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh, đói nghèo như lão đầy tớ, em bé đi ở, cô gái sông Hương, chị vú em.
Câu thơ cuối khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết qua hình ảnh ẩn dụ về khối đời- đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ, số phận, khát vọng và ý chí để cùng nhau hướng tới một lý tưởng cao đẹp… những cái chung ấy sẽ đem lại cho họ sức mạnh vô địch.
Khổ thơ 3 bài thơ Từ ấy: Sự chuyển biến trong tình cảm.
Xuất thân là một trí thức tiểu tư sản, khi được giác ngộ ánh sáng lý tưởng cộng sản, Tố Hữu đã đón nhận không chỉ lẽ sống mới khi đặt mình giữa dòng đời, để cái tôi chan hòa gắn kết với cái ta chung của cộng đồng, nhà thơ còn vượt qua được tình cảm ích kỉ hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ.
Câu thơ mang đầy săc thái khẳng định:
Tôi đã là con của mọi nhà
Phó từ đã ở thời quá khứ cho thấy sự chuyển biến triệt để trong tình cảm, cũng đồng thời khẳng định tác động lớn lao của lý tưởng sộng sản trong việc định hường cho tâm tư, tình cảm của nhà thơ.
những câu thơ sau mang cấu trúc điệp cú pháp làm tăng thêm ý nghĩa khẳng định:
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
Những cụm từ là con, là e, là anh, chỉ quan hệ gia đình ruột thịt, điệp từ vạn chỉ sự đông đảo các danh từ và cụm danh từ nhà, kiếp phôi pha, đầu em nhỏ…là hình ảnh quần chúng lao khổ…, sự kết hợp các yếu tố trên cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa nhà thơ và đại gia đình quần chúng lao khổ
Không chỉ thể hiện tuyên ngôn về tình cảm, tấm lòng đồng cảm xót thương chân thành của nhà thơ với những người lao khổ bần hàn còn thể hiện qua những hình ảnh xúc động về vạn kiếp phôi pha- những kiếp người đau khổ, bất hạnh lam lũ dãi nắng dầm mưa để kiếm sống, về vạn đầu em nhỏ-không áo cơm cù bất cù bơ…-những bé thơ không gia đình, không nhà cửa, không mái ấm tình thương, lang thang vất vưởng giữa cuộc đời. nhung hình ảnh ấy không chỉ thấm đẫm nỗi xót thương mà còn thể hiện lòng căm hận đối với xã hội bất công tàn bạo đọa đày đau khổ bao kiếp người lương thiện. chính những kiếp cần lao đau khổ mà thật gần gũi thân yêu ấy đã trở thành động lực cho người thanh niên trẻ tuổi nung nấu thêm ý quyết tâm đấu tranh cách mạng. Đó cũng là nguồn cảm hứng luôn thường trực trong tâm hồn thơ Tố Hữu, khi chứng kiến cảnh một em bé đi ở bị chủ chửi bới đuổi đi, nhà thơ không nén nổi sự căm hận với cái bất công ngang trái và xót thương động viên e nhỏ bất hạnh:
Nuôi đi em cho đến lươn đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương uống máu
Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu
Mà hôm nay em đã thắp trong lòng
(Đi đi em)
KẾT LUẬN
Bài thơ Từ ấy được coi là thi phẩm có ý nghĩa mở đầu , định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Đó là tuyên ngôn sống và sáng tạo nghệ thuật của một con người tự nguyện gắn bó cuộc đời mình vời quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước